![]() |
|
#1
|
|||
|
|||
![]() Sàn giao dịch tại Bình Dương ngày càng trở nên hấp dẫn sau sự kiện thông xe đường Mỹ Phước – Tân Vạn giai đoạn 1. Dự kiến cuối năm, toàn bộ đường cao tốc sẽ đi vào sử dụng, tạo động lực phát triển cho khu kinh tế Đông Nam Bộ. Với ưu thế kết nối trực tiếp với tuyến đường huyết mạch này, Đô thị thương mại GCape Town tiếp tục làm mưa làm gió trên thị trường BĐS và được liệt kê vào danh sách dự án tiềm năng nhất Bình Dương. ![]() Vị thế của cao tốc Mỹ Phước- Tân vạn trong nền kinh tế Bình Dương Đường Mỹ Phước - Tân Vạn có điểm đầu từ KCN và đô thị Mỹ Phước, đi qua các khu công nghiệp lớn nằm trên 4 địa phương là Bến Cát, Thủ Dầu Một, Thuận An, Dĩ An để đến cửa ngõ sân bay, cảng biển quốc tế tại vùng KTTĐPN. Tuyến đường có chiều dài 26,5 km, được thiết kế theo tiêu chuẩn đường đô thị 6 làn xe, tổng vốn đầu tư hơn 1.300 tỷ đồng. Giai đoạn I (từ Đường ĐT 741 đến ngã 6 An Phú dài 16 km). Sau khi hoàn thành, đường Mỹ Phước - Tân Vạn sẽ kết nối với Quốc lộ 1A, đường Hồ Chí Minh và hệ thống giao thông của toàn vùng KTTĐPN. ![]() Theo quy hoạch giao thông - vận tải vùng KTTĐPN đã được Chính phủ phê duyệt thì các cảng lớn của vùng sẽ chuyển dịch từ TP.HCM sang khu vực Thị Vải - Cái Mép thuộc tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Như vậy, trong tương lai, giao thông phục vụ phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Bình Dương sẽ có thêm tuyến đường huyết mạch mới, hướng từ Đông - Nam thông qua đường Mỹ Phước - Tân Vạn đi Bà Rịa - Vũng Tàu. Cảng hàng không quốc tế sẽ được dịch chuyển dần từ Sân bay Tân Sơn Nhất về Sân bay Long Thành. Theo đó, hướng từ Sân bay Long Thành về Bình Dương sẽ theo Quốc lộ 51 qua ngã ba Vũng Tàu về Tân Vạn hoặc theo đường cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Dây và đường Vành đai 3 qua ngã Tân Vạn về Bình Dương. Ngoài ra, khu vực Tân Vạn - Dĩ An của tỉnh Bình Dương đang có các cảng trung chuyển container kết nối với các cảng lớn của TP.HCM và Bà Rịa -Vũng Tàu như: Cảng Bình Dương, Cảng Đồng Nai, Cảng quận 9 (TP.HCM), rất thuận tiện cho việc vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu. Như vậy, Tân Vạn sẽ trở thành đầu mối giao thông quan trọng của Bình Dương đi các cảng biển và Sân bay quốc tế Long Thành, cũng là đầu mối trung chuyển hành khách quan trọng từ Tây nguyên, Bình Dương về TP.HCM và ngược lại. Có thể nói, đường Mỹ Phước - Tân Vạn chính là tuyến đường “huyết mạch” mới trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội Bình Dương trong thời kỳ mới. Thực tế, đường Mỹ Phước - Tân Vạn (giai đoạn I) được đưa vào khai thác và khởi công xây dựng giai đoạn I đường ĐT 743 chắc chắn sẽ mở ra cơ hội phát triển bền vững của Bình Dương. Các công trình này không những góp phần to lớn cho việc ổn định thu hút đầu tư, mà còn làm thay đổi diện mạo của tỉnh trong thời gian tới, đưa Bình Dương trở thành thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2020. Phố thương mại GCape Town hưởng nhiều lợi từ Mỹ Phước _ Tân Vạn Phố thương mại GCape Town kết nối trực tiếp xuống Mỹ Phước Tân Vạn. Hệ thống cao tốc cho phép đi với tốc độ 80km/h khiến cho việc di chuyển từ đây đến các địa điểm quan trọng như trung tâm TPHCM, cảng Cát Lái, sân bay Long Thành, Tân Sơn Nhất …rút ngắn tuyến đường và thời gian xuống chỉ còn 30 phút đến 1 giờ thay vì 2-3 giờ như trước. ![]() Phố thương mại GCape Town kết nối trực tiếp với Mỹ Phước- Tân Vạn Điều này được ông Hoàng Anh Tuấn, Tổng giám đốc công ty Tấc Đất Tấc Vàng lý giải: “Nhà đầu tư đã nhìn được giá trị to lớn của đường Mỹ Phước - Tân Vạn trong nền kinh tế Bình Dương từ khi có đề án quy hoạch song đó chưa phải thời điểm đổ tiền vào. Thực tế những dự án treo ở nước ta quá nhiều tạo nên mối lo ngại, nghi ngờ. Thêm vào đó, đổ tiền vào chờ đợi sẽ không mang lại nhiều lợi nhuận. Khi Mỹ Phước - Tân Vạn bị đẩy vào danh sách đốc thúc khẩn cấp mới là thời cơ chín muồi, đổ tiền vào dự án hoạt động thực, mang lại giá trị thực”. Ông Tuấn cũng đưa ra lời khuyên: “Thay vì đầu tư vào những dự án trên giấy tờ, khách hàng nên tìm hiều những nơi đã được thực tế hóa, có cơ sở hạ tầng đầy đủ đề tránh tiền mất tật mang.” |
Công cụ bài viết | |
Kiểu hiển thị | |
|
|
Múi giờ GMT +7. Hiện tại là 09:26 PM |