Trở lại   Chợ thông tin Cà phê Việt Nam > XỨ SỞ CÀ PHÊ > Đọc báo giùm bạn

Trả lời
 
Công cụ bài viết Kiểu hiển thị
  #1  
Cũ 25-01-2013, 03:21 PM
dhp dhp đang online
Junior Member
 
Tham gia ngày: Jun 2012
Bài gửi: 10
Mặc định Thêm một đại gia thủy sản ngập trong nợ nần

Hệ thống quảng cáo SangNhuong.com

Số nợ thống kê ban đầu tại một đơn vị thành viên Công ty cổ phần Chế biến thực phẩm Phương Nam ít nhất là 200 tỷ đồng. Các chủ nợ, đối tác đã mất tin tưởng vào khả năng thanh toán của doanh nghiệp này.

[ATTACH=CONFIG]39460[/ATTACH]
Biệt thự ông Khuân xây nằm sau dãi nhà dân trên quốc lộ 1A được đánh giá là "tòa lâu đài" lớn nhất Sóc Trăng

Chiều 21/9 tại Công ty cổ phần Chế biến thực phẩm Phương Nam (công ty mẹ), Công ty KM Phương Nam (công ty con) tổ chức họp với 11 chủ nợ là các doanh nghiệp tham gia xây dựng nhà máy chế biến tôm và cá tra tại thị trấn Kế Sách (Kế Sách, Sóc Trăng). KM Phương Nam hy vọng thống nhất nợ nần với đối tác để báo cáo các ngân hàng tiếp quản.

Giám đốc Công ty KM Phương Nam - Quỳnh Phúc Quế có mặt tại cuộc họp, nhưng mọi việc đều do người phát ngôn Nguyễn Hồng Lâm điều hành. Theo ông Lâm, Chủ tịch Hội đồng thành viên của công ty mẹ và công ty con là ông Lâm Ngọc Khuân nhiều tháng nay ở Mỹ, chưa biết bao giờ về nước. Thời gian qua hai công ty của ông Khuân gặp khó khăn trong thanh khoản, cộng với lãi suất tiền vay cao, ngân hàng thắt chặt tín dụng nên mọi nỗ lực huy động vốn để trả nợ đối tác bị chậm trễ. Hiện nay lãi thu được từ hoạt động sản xuất kinh doanh chỉ đủ trả lãi ngân hàng, lương công nhân và chi phí điện, nước để duy trì hoạt động của nhà máy.

"Công ty KM Phương Nam nợ ngân hàng khoảng 170 tỷ đồng, nợ các nhà thầu trên 30 tỷ đồng. Công ty mẹ nợ nhiều hơn nên hiện nay có đến 7 ngân hàng là chủ nợ đang bàn hướng bị tái cơ cấu Công ty Phương Nam. Trong đó có ngân hàng đồng ý khoanh nợ 3-5 năm, các ngân hàng khác góp vốn để trở thành cổ đông rồi bơm tiếp vốn để công ty hoạt động hiệu quả trở lại", ông Lâm cho biết thêm.

Cũng theo người phát ngôn của Công ty Phương Nam, lộ trình tái cơ cấu nợ nần tại doanh nghiệp này chưa biết bao giờ xong. Vì vậy, công ty mong các chủ nợ thông cảm đợi khi nào có lãi sẽ trích ra 50% trả nợ ngân hàng, 50% trả nhà thầu.

Không đồng tình với kế hoạch này, các chủ nợ đề nghị KM Phương Nam triệu tập cuộc họp khác với sự có mặt của các ngân hàng để thống nhất phương án xử lý nợ. Ông Bùi Ngọc Thượng, Quản đốc Công ty TNHH Xây dựng Tân Việt Tín (TP HCM) cho rằng không còn tin vào lời hứa nào của lãnh đạo KM Phương Nam vì nhiều lần hẹn trả nợ nhưng không thực hiện.

[ATTACH=CONFIG]39461[/ATTACH]
Người phát ngôn Nguyễn Hồng Lâm (áo xanh, thứ hai từ phải qua) cho biết ông Khuân ở
Mỹ, ký bổ nhiệm ông Quế áo trắng cạnh bên) làm giám đốc KM Phương Nam rồi gửi quyết
định về từ Mỹ. Có mặt tại buổi họp chiều ngày 21/9, ông Quế ngồi im, không nói lời nào.


"Công ty chúng tôi xây dựng nhà ăn cho KM Phương Nam nhưng trước khi bay qua Mỹ ông Khuân nhiều lần hứa trả nợ mà không trả. Sau đó thuộc cấp của ông Khuân có văn bản hẹn trả nợ nhưng cũng không giữ lời. Vài ngày nữa chúng tôi sẽ kiện ra tòa để đòi nợ KM Phương Nam", ông Thượng khẳng định.

Cùng quan điểm này, 10 nhà thầu chủ nợ của KM Phương Nam cũng thống nhất tuần sau nộp đơn ra tòa nhờ pháp luật can thiệp các khoản nợ tại công ty của ông Khuân.

Công ty cổ phần chế biến thực phẩm Phương Nam là doanh nghiệp thủy sản thứ hai, sau Công ty Bình An của nữ đại gia Phạm Thị Diệu Hiền, lún sâu vào nợ nần. Là một thành viên của Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), Phương Nam còn ra đời trước Bianfishco gần 10 năm, quy mô vốn cũng thuộc vào loại khá trong các doanh nghiệp cùng ngành.

Trong phần thông tin tự giới thiệu về mình trên website công ty, Phương Nam thành lập tháng 8/1998 với số vốn đầu tư 17 triệu USD (gần 360 tỷ đồng), tổng công suất năm 2010 đạt 11.000 tấn. Thị trường xuất khẩu chủ yếu của công ty này là Mỹ, Nhật, EU, Canada và Trung Đông trong đó Mỹ chiếm hơn 50%. Doanh thu năm 2010 của công ty này vào khoảng 120 triệu USD.

Thủy sản là lĩnh vực xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, kim ngạch 8 tháng đầu năm nay đạt gần 4 tỷ USD.
Trả lời với trích dẫn


CHUYÊN MỤC ĐƯỢC TÀI TRỢ BỞI
  #2  
Cũ 25-01-2013, 03:21 PM
vnntechnet vnntechnet đang online
Junior Member
 
Tham gia ngày: Jun 2012
Bài gửi: 6
Mặc định

Hệ thống quảng cáo SangNhuong.com

Đáng khinh bỉ lũ phù thủy. )
Trả lời với trích dẫn


  #3  
Cũ 25-01-2013, 03:21 PM
athaco athaco đang online
Junior Member
 
Tham gia ngày: Jun 2012
Bài gửi: 12
Mặc định

ui..bạn hơi nặng lời rùi đấy..Trong kinh doanh "ba chìm,bảy nổi "là chuyện bình thường bạn à..nên có cách nhìn bao dung hơn bạn ạ..
Trả lời với trích dẫn


  #4  
Cũ 25-01-2013, 03:21 PM
sangtrong2000 sangtrong2000 đang online
Junior Member
 
Tham gia ngày: Jun 2012
Bài gửi: 9
Mặc định

Hệ thống quảng cáo SangNhuong.com

Từ Mỹ, Chủ tịch HĐQT Công ty Phương Nam - Lâm Ngọc Khuân gửi thư về nước cáo bệnh và đồng ý giao tài sản để 7 ngân hàng đang có dư nợ tại doanh nghiệp này tiến hành tái cấu trúc.

Ông Lâm Ngọc Khuân cho rằng tình hình sức khỏe chưa ổn định nên bác sĩ ở Mỹ chưa đồng ý cho về Việt Nam để trực tiếp thỏa thuận với 5 ngân hàng có chi nhánh tại Sóc Trăng là Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Agribank), Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB), Ngoại thương (Vietcombank), Công thương (Vietinbank) và Sài Gòn Thương Tín (Sacombank). Hai ngân hàng ngoài tỉnh Sóc Trăng cũng được ông Khuân gửi thư cáo bệnh là An Bình (ABBank) chi nhánh Bạc Liêu và Bưu điện Liên Việt (LienVietPostBank) tại Hậu Giang.

[ATTACH=CONFIG]39688[/ATTACH]
Trụ sở và nhà xưởng của Công ty Phương Nam tại Sóc Trăng. Ảnh: Thiên Phước

Theo Chủ tịch Khuân, ông rất muốn thực hiện đầy đủ trách nhiệm của người đứng đầu Công ty Phương Nam. Vì vậy, khi nhận được các văn bản từ Việt Nam chuyển sang, ông sẽ thực hiện đầy đủ thủ tục xác nhận chữ ký tại cơ quan ngoại giao để ủy quyền bàn giao tài sản cho 7 ngân hàng tham gia tái cấu trúc Công ty Phương Nam.

Nếu điều kiện sức khỏe cho phép, tôi về Việt Nam để góp sức cùng ngân hàng điều hành hoạt động của công ty, phát huy thế mạnh mà tôi có được là kinh nghiệm quản lý, đánh giá thị trường và đặc biệt là quan hệ với khách hàng. Tôi thành thật xin lỗi quý ngân hàng về việc không trực tiếp giải quyết công việc trong giai đoạn ‘nước sôi lửa bỏng’ hiện nay”, ông Khuân viết.

Trao đổi với BMTvn.com ngày 22/9, ông Nguyễn Tấn Bửu, Giám đốc Agribank Sóc Trăng xác nhận chi nhánh này đang chủ trì việc tái cấu trúc Công ty Phương Nam. Tuy nhiên, ông Bửu không tiết lộ con số cụ thể về nợ nần tại công ty sắp được tái cơ cấu vì cho rằng "đây là vấn đề tế nhị".

Theo ông Bửu, tài sản bên trong khuôn viên Nhà máy chế biến thủy sản Phương Nam chủ yếu được thế chấp tại Agribank và LienVietPostBank. Hiện nay phía ngân hàng đang yêu cầu Công ty Phương Nam thống kê lại những khoản nợ bên ngoài nhà máy, nợ doanh nghiệp đối tác, thầu xây dựng... để có đầy đủ số liệu phục vụ cho đề án tái cấu trúc.

Về phần mình, Agribank dự kiến chuyển một phần vốn vay ngắn hạn (tối đa 6 tháng) sang trung hạn (5-7 năm) để phù hợp với giá trị tài sản đang thế chấp cho Agribank.

LienVietPostBank dự kiến chuyển một phần nợ vay sang cổ phần (góp vốn) tại Công ty Phương Nam. VDB có hai phương án, đó là 50% nợ vay chuyển sang cổ phần, còn lại khoanh nợ 3 năm hoặc khoanh nợ 100% cho doanh nghiệp. Các ngân hàng còn lại, sau khi thanh lý tài sản ngoài khu vực nhà máy, Công ty Phương Nam còn nợ bao nhiêu sẽ chuyển thành vốn góp và chủ sở hữu cũ chỉ nắm giữ 5% cổ phần”, ông Bửu tiết lộ phương án dự kiến tái cơ cấu.

Cũng theo người đứng đầu Agribank chi nhánh Sóc Trăng, các chủ nợ của Công ty Phương Nam có thể an tâm về lộ trình tái cấu trúc doanh nghiệp vì chủ sở hữu mới sẽ nhận hết trách nhiệm trả những khoản nợ trước đây. Sau khi tái cơ cấu, Agribank cam kết bơm vốn cho vay Công ty Phương Nam để phục hồi sản xuất.

Dự kiến đến hết tháng sau chúng tôi hoàn tất tái cấu trúc Công ty Phương Nam. Dù hoạt động cầm chừng nhưng 9 tháng đầu năm Công ty Phương Nam đã duy trì được trên 1.100 công nhân, doanh thu đạt 7 triệu USD”, ông Bửu cho biết thêm.

Phương Nam là doanh nghiệp quy mô lớn và là trường hợp thứ hai trong ngành thủy sản rơi vào cảnh nợ nần không thể tự tái cấu trúc được. Hồi tháng 3, Công ty thủy sản Bình An (Bianfishco) cũng gây xôn xao dư luận khi nữ chủ nhân Phạm Thị Diệu Hiền tổ chức đám cưới siêu sang cho con trong khi đang nợ hàng nghìn tỷ đồng. Bà Hiền sau đó sang Mỹ chữa bệnh, để lại công ty cho chồng chèo lái. Ngân hàng SHB của bầu Hiển đã đứng ra dàn xếp các khoản nợ của Bianfishco và trở thành cổ đông lớn nắm 50% vốn điều lệ công ty.
Trả lời với trích dẫn


  #5  
Cũ 25-01-2013, 03:21 PM
dmcqngai dmcqngai đang online
Junior Member
 
Tham gia ngày: Jun 2012
Bài gửi: 6
Mặc định

Từng là doanh nghiệp uy tín ở Sóc Trăng, nằm trong danh sách 10 nhà xuất khẩu thủy sản lớn nhất cả nước, Công ty cổ phần Chế biến thực phẩm Phương Nam giờ đây đang phải trông cậy vào ngân hàng để xử lý nợ nần.

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (Vasep), năm 2011 Công ty cổ phần Chế biến thực phẩm Phương Nam đạt giá trị xuất khẩu đạt trên 74 triệu USD. Với con số này, công ty của Chủ tịch HĐQT Lâm Ngọc Khuân được xếp thứ 9 trong top 10 doanh nghiệp thủy sản xuất khẩu tiêu biểu năm 2011.

Bước sang năm 2012, lượng công nhân đến làm việc tại Công ty Phương Nam ngày một thưa dần. Ông Khuân đi Mỹ trị bệnh nên có lúc nhà máy hoạt động cầm chừng và dự án xây dựng nhà máy chế biến tôm và cá tra của công ty con là KM Phương Nam bị đình trệ trong giai đoạn sắp hoàn thiện.

[ATTACH=CONFIG]39711[/ATTACH]
Quyết định được cho là ông Khuân ký từ Hoa Kỳ rồi gửi về Việt Nam để bổ nhiệm ông Quế.
Tuy nhiên, trên quyết định lại ghi là Sóc Trăng, ngày 01 tháng 9 năm 2012.


Câu chuyện nợ nần của Phương Nam và công ty con được biết đến rộng rãi từ cuối tuần qua, khi các chủ nợ và đối tác tụ họp tại trụ sở công ty bàn phương án tái cơ cấu, giao tài sản cho ngân hàng tiếp quản. Tại đây, KM Phương Nam thừa nhận đang nợ ngân hàng 170 tỷ đồng, nợ đối tác 30 tỷ đồng.

"Công ty mẹ nợ nhiều hơn nên hiện nay có đến 7 ngân hàng là chủ nợ đang bàn hướng bị tái cơ cấu Công ty Phương Nam. Trong đó có ngân hàng đồng ý khoanh nợ 3-5 năm, các ngân hàng khác góp vốn để trở thành cổ đông rồi bơm tiếp vốn để công ty hoạt động hiệu quả trở lại", đại diện công ty xác nhận tại buổi họp.

Trong khi đó, Chủ tịch Lâm Ngọc Khuân từ Mỹ viết thư về cáo bệnh và đồng ý giao tài sản cho ngân hàng xử lý.

Trò chuyện cùng CTV BMTvn.com, ông Nguyễn Thế Thắng, Giám đốc Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB) chi nhánh tỉnh Sóc Trăng cho biết nơi đây giải ngân tiền vay cho cả Công ty Phương Nam và KM Phương Nam. Vì vậy, VDB Sóc Trăng cũng đang bàn thảo cùng các ngân hàng có liên quan về kế hoạch tái cấu trúc công ty của ông Khuân nhưng phương án khoanh, giản nợ hoặc lấy nợ vay đưa vào vốn góp đều chưa ngã ngũ.

Chúng tôi cũng có bàn về các phương án tái cấu trúc Công ty Phương Nam nhưng chưa có quyết định cuối cùng. VDB sử dụng vốn Nhà nước để cho vay theo chủ trương của Chính phủ nên muốn quyết định điều gì phải có văn bản gửi Tổng Giám đốc VDB để xin ý kiến Chính phủ. Vì vậy, có thể hai tuần nữa chúng tôi mới trả lời chính thức về cách xử lý nợ tại Công ty Phương Nam”, Giám đốc Thắng cho biết thêm.

[ATTACH=CONFIG]39712[/ATTACH]
Ông Khuân rất quan tâm đến công tác xã hội nên ba năm trước Công ty
Phương Nam bắt đầu tổ chức cho công nhân hiến máu nhân đạo để cứu người


Theo ông Thắng, ông Khuân là người tâm huyết với ngành thủy sản và Công ty Phương Nam được đánh giá là doanh nghiệp làm ăn đàng hoàng. Vì vậy, nơi đây đã được VDB thẩm định, cho vay từ gói kích cầu của Chính phủ. Khi ông Khuân ngã bệnh (được cho là tiểu đường), mọi hoạt động của doanh nghiệp rơi vào khó khăn nên VDB Sóc Trăng thuê bảo vệ trông giữ nhà máy của KM Phương Nam tại Kế Sách (Sóc Trăng) vì ngân hàng đã cho vay đầu tư vào dự án khoảng 170 tỷ đồng.

Ngoài tài kinh doanh, ở Sóc Trăng ông Khuân còn được biết tới vì có biệt thự đẹp nhất nhì tỉnh này. Trong lần trò chuyện cùng CTV BMTvn.com trước khi bay sang Mỹ, ông Khuân tiết lộ rằng trang trí nội thất bên trong “tòa lâu đài” xây cạnh Công ty Phương Nam đều được mua từ nước ngoài. Theo chủ tịch Khuân, ông xây nhà to không phải để phô trương mà muốn vừa làm nơi ở kết hợp với tiếp khách là đối tác ngoại quốc mỗi lần sang Việt Nam làm việc, ký kết hợp đồng với Công ty Phương Nam.

Mỗi lần khách Tây sang đây làm việc, chiều tối phải quay lên TP HCM tìm chỗ ở vì Sóc Trăng không có khách sạn hay nơi giải trí phù hợp. Tôi xây nhà bên trong như một khách sạn đạt chuẩn quốc tế, có cả quầy bar phục vụ khách Tây”, ông Khuân tiết lộ và giải thích về nguyên nhân xây cạnh công ty là để hàng đêm tiện việc tới lui kiểm tra quá trình vận hành, sản xuất của nhà máy thủy sản.
Trả lời với trích dẫn


  #6  
Cũ 25-01-2013, 03:21 PM
cpmhoabinh cpmhoabinh đang online
Junior Member
 
Tham gia ngày: Jun 2012
Bài gửi: 7
Mặc định

Hệ thống quảng cáo SangNhuong.com

Có câu " phước bất trùng lai,họa vô đơn chí..".An tâm...Mọi con đường đều dẫn đến thành Rome đó thui...Cố lên..Sức khỏe là quan trọng nhất lúc này..
Trả lời với trích dẫn


CHUYÊN MỤC ĐƯỢC TÀI TRỢ BỞI
Trả lời


Công cụ bài viết
Kiểu hiển thị

Quyền viết bài
You may not post new threads
You may not post replies
You may not post attachments
You may not edit your posts

vB code is Mở
Mặt cười đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Mở
Chuyển đến

SangNhuong.com



Múi giờ GMT +7. Hiện tại là 08:23 PM



Diễn đàn được xây dựng bởi: SangNhuong.com
© 2008 - 2024 Nhóm phát triển website và thành viên SANGNHUONG.COM.
BQT không chịu bất cứ trách nhiệm nào từ nội dung bài viết của thành viên.