![]() |
|
#1
|
|||
|
|||
![]() Ô nhiễm không khí làm cho mọi người phải tiếp xúc với các hạt bụi mịn trong không khí bị ô nhiễm. Các hạt bụi mịn này thâm nhập sâu vào phổi và hệ thống tim mạch, gây ra các bệnh đột quỵ, bệnh tim, ung thư phổi, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính và các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp. Thực trạng ô nhiễm không khí tại Việt Nam Nghiên cứu mới nhất của Đại học Kinh tế Quốc dân chỉ ra ô nhiễm không khí khiến hàng chục nghìn người Việt Nam tử vong mỗi năm, thiệt hại 240.000 tỷ đồng, chiếm gần 5% GDP cả nước. ![]() Tại tọa đàm “Ô nhiễm không khí tại Việt Nam từ góc nhìn kinh tế” tổ chức sáng 14/1, PGS.TS Đinh Đức Trường (Giảng viên trường Đại học Kinh tế Quốc dân) cho biết mỗi năm, Việt Nam có hàng chục nghìn người tử vong do ô nhiễm môi trường, 2/3 trong số đó tử vong do ô nhiễm không khí. Theo đó, năm 2018, 71.000 người chịu tác động của ô nhiễm môi trường, trong đó 50.000 người tử vong vì ảnh hưởng bởi không khí độc hại. Làm thế nào để bảo vệ chính mình? Chúng ta không thể sống mà không hô hấp, để giảm bớt mối đe dọa và thiệt hại do ô nhiễm không khí gây ra cho sức khỏe, bạn nên chú ý đến thông tin liên quan đến chất lượng không khí bất cứ lúc nào thông qua “Mạng giám sát chất lượng không khí” của Cơ quan bảo vệ môi trường hoặc ứng dụng di động. Bạn có thể tham khảo 3 ứng dụng di động phổ biến hiện nay: Air Visual, Air matters, Air Quality by Plume Labs. Cả 3 ứng dụng đều có trên IOS và Android. ![]() Khi tình hình ô nhiễm nghiêm trọng, bạn hãy thực hiện các phương pháp sau:
Trong cuộc sống hàng ngày, chúng hãy bắt đầu từ chính mình để giảm lượng khí thải PM2,5. Ví dụ, chúng ta nên chọn phương tiện giao thông công cộng khi di chuyển, sử dụng năng lượng sạch và hạn chế các hoạt động đốt cháy … Nguon: Triet li cuoc song |
CHUYÊN MỤC ĐƯỢC TÀI TRỢ BỞI |
![]() |
Công cụ bài viết | |
Kiểu hiển thị | |
|
|
Múi giờ GMT +7. Hiện tại là 07:41 PM |