Trở lại   Chợ thông tin Cà phê Việt Nam > XỨ SỞ CÀ PHÊ > Văn hóa Cà phê

Trả lời
 
Công cụ bài viết Kiểu hiển thị
  #1  
Cũ 14-09-2012, 10:10 AM
tanphuoc tanphuoc đang online
Senior Member
 
Tham gia ngày: Jun 2012
Bài gửi: 132
Mặc định Cảm nhận Đắk Lắk

Hệ thống quảng cáo SangNhuong.com


Mỗi bước chân đi qua các vùng núi Tây Bắc của Việt Nam, chúng ta đều có thể bắt gặp cái đẹp nguyên sơ mà kỳ bí của núi cao, rừng thẳm, của thác ghềnh sông nước, cái đẹp trong bản sắc văn hoá của các dân tộc vùng cao.
Và đây, Đắc Lắc, vùng đất với thiên nhiên hùng vĩ, hoành tráng, cái nôi nuôi dưỡng Không gian văn hóa Cồng Chiêng Tây Nguyên, được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa phi vật thể của Nhân loại, nơi sản sinh ra những trường ca Đam San, Xinh Nhã, quê hương của những cây đàn đá, đàn t'rưng, đàn klôngpút độc đáo:

Đắk Lắk (Đắc Lắc), quê tôi

Buôn Ma Thuột, thành phố cao nguyên

Trù phú, khang trang, đất bạc, đất vàng
Một thuở xa xưa, hoàng triều cương thổ
Cây rừng, gỗ quí, đồn điền thênh thang

Nam, tiếp giáp Lâm Đồng, Bình Phước

Bắc, tiếp nối Gia Lai, Kon Tum
Đông, thông thương Nha Trang, Phú Yên
Tây, băng núi rừng bát ngát Cao Miên

Đắk Lắk, quê hương tôi

Một vùng mênh mông đó
Nghe tiếng Buôn, là biết ai rồi
Nghe tiếng Làng, còn chi nói nữa

Buôn Ma Thuột, đất bạc đất vàng
Cà phê thượng thừa, bậc nhất Việt Nam
Xuất khẩu đông – tây, ngang tầm thế giới
Cao su thượng thặng, lắm mối chào hàng

Buôn Ma Thuột ơi !
Đắk Lắk tôi ơi !
Rừng núi bạt ngàn
Đẹp lắm người ơi !!!
(Thơ của Mặc Giang)

Một Đắc Lắc hoang sơ với nhiều thắng cảnh thiên nhiên hùng vĩ, một Đắc Lắc rừng núi bạt ngàn, đất vàng, đất bạc hiện ra như thế đó!
Nói đến Đắc Lắc là nói đến những ngọn thác bạc như Đ’rây Sáp, Gia Long, Trinh Nữ, Krông Kmar, Thuỷ Tiên, Ba tầng… nằm giữa rừng già, dòng sông Serepok cuồn cuộn réo rắt suốt đêm ngày, những khu rừng đại ngàn, vườn Quốc gia Yordon, Hồ Lăk nguyên sơ trong vẻ đẹp của thiên nhiên tạo nên…Đó là những báu vật của núi rừng Đắc Lắc đã làm mê hoặc lòng người.
TH
Thác Gia Long

Nói đến Đắc Lắc là nói tới nền văn hoá truyền thống được gìn giữ qua nhiều thế hệ. Trước hết phải nói đến nền văn hóa mang đậm nét đặc trưng của cư dân bản địa, với những di sản văn hóa vật thể cũng như phi vật thể độc đáo và đồ sộ.
Điểm nổi bậc của Văn hoá bản địa Đắc Lắc là văn hoá lễ hội nhà dài, văn hoá cồng chiêng, văn hoá mẫu hệ, văn hoá ẩm thực, văn hoá sử thi, văn hoá luật tục, văn hoá cộng đồng ...độc đáo, phong phú giàu bản sắc dân tộc.
Đến Đắc Lắc nghe cồng chiêng bạn sẽ có cảm giác như đang được lắng nghe hơi thở của núi rừng. Cồng chiêng đã đi vào tiềm thức, hồn cốt các thế hệ cư dân nơi đây. Cồng chiêng cùng con người sinh sống đời này qua đời khác trên mảnh đất cao nguyên này. Bên ché rượu cần, trong tiếng cồng chiêng âm vang núi rừng, già làng vẫn ngồi kể khan cho trai tráng trong buôn hết đêm này qua đêm khác. Cồng chiêng báo hội ngày mùa. Cồng chiêng báo ngày hội xuân. Cồng chiêng báo ngày có cô gái bắt được chồng. Cồng chiêng nói với mọi buôn, mọi làng ở đâu có người Giàng gọi về trời. Cồng chiêng rung lên báo có mọi người biết có thú ác về buôn, có giặc ác về làng. Buôn làng sẽ ra sao khi không có tiếng cồng chiêng. Núi rừng Đắc Lắc sẽ thế nào khi không còn vang lên tiếng cồng chiêng. Cồng chiêng chính là biểu tượng vừa mang tính văn hoá vừa gắn liền với tâm linh, tín ngưỡng của Đắc Lắc.


Bên cạnh giá trị của âm nhạc cồng chiêng đã được công nhận là "di sản văn hoá phi vật thể" của UNESCO, Đắc Lắc được biết đến với những bản sử thi, thần thoại, truyền thuyết, truyện cổ tích, truyện ngụ ngôn, lời nói vần...đậm đà bản sắc dân tộc . Bao nhiêu đời sống với núi, với rừng, người dân tộc Đắc Lắc đã tìm cho mình được một cách ghi lại lịch sử của dân tộc mình bằng những câu hát. Mỗi ngày hát một ít, càng lâu, những câu hát càng nhiều hơn mà thành sử thi. Đó là những áng anh hùng ca bất hủ mang hơi thở của đại ngàn.
Những lễ hội sôi động núi rừng như lễ hội Hiến Trâu, lễ hội Mừng Cơm Mới, Lê hội Đua Voi, Lễ Mừng Tuổi Lớn Khôn (Mpuh), Lễ Bỏ Mả (Pơ Thi) …theo năm tháng đã trở thành những giá trị văn hoá không thể thiếu của đất và người Đắc Lắc.



Nhà dài
Nhà mồ

Đắc Lắc còn được biết đến với các di sản văn hoá vật thể nổi tiếng như đàn đá, nhạc cụ, cồng chiêng, kiến trúc nhà dài, kiến trúc nhà mồ, công cụ lao động dệt cẩm thổ. tạc tượng...Đặc biệt là những ngôi
nhà dài truyền thống và các bến nước của các buôn làng đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ là một nét văn hoá rất đặc trưng của vùng đất này.

Hồ Lak
Nói đến văn hóa ở Daklak cũng không thể không nói đến các danh thắng, các di tích lịch sử văn hóa mang dấu ấn của lịch sử. Trên địa bàn Daklak đã tìm thấy một số di chỉ khảo cổ học mang dấu tích của người tiền sử. Đó là các di chỉ ở Drai Si (huyện Cư Mgar), xã Ea Tiêu, Quảng Điền (huyện Krông Ana), hồ Lak (huyện Lak), xã Ea Păn, xã Xuân Phú (huyện Ea Kar). Qua các di chỉ trên, đã tìm thấy những công cụ, khí cụ, đồ trang sức bằng đá; đồ gốm và bàn dập, bàn mài hoa văn trên gốm. Nguyên liệu chế tác đều lấy từ đá bazan và đá biến chất, vốn là đặc trưng của Tây Nguyên. Kiểu dáng và kỹ thuật chế tác có nhiều điểm tương đồng với văn hóa Biển Hồ (Gia Lai) và văn hóa Sa Huỳnh (Quảng Ngãi). Thời đại đồ đồng cũng đã phát hiện được 7 chiếc trống đồng ở huyện Ea Súp, Ea HLeo, Krông Pac Ea Kar và TP Buôn Ma Thuột.

Tháp Yang Prong
Đặc biệt trên mảnh đất này còn có những dấu tích của người Chăm để lại, đó là tháp Yang Prong (Thần vĩ đại) ở xã Chư MLanh (huyện Ea Súp), những Rasungbatau (thùng lớn đựng nước) ở Buôn Ma Thuôt, khu mộ cổ thuộc địa phận xã Ea Ktur và xã Cư Ewy (huyện Krông Ana), giếng Chăm ở xã Yang Mao, khu phế tích ở xã Hòa Thành (huyện Krông Bông). Trong đó, tháp Yang Prong được xây dựng vào cuối thế kỷ XIII dưới thời vua Sinhavarman III (Chế Mân), thờ thần Sinva. Đây là tháp Chăm cổ duy nhất còn lại ở Tây Nguyên
Thời kỳ hiện đại, Đắc Lắc có hàng chục di tích nổi tiếng như: nhà tù Buôn Ma Thuột, Đình Lạc Giao - nơi biểu hiện cho sự hiện diện của nền văn minh lúa nước của cộng đồng người Việt ở Daklak, Đồn điền CADA, Biệt điện Bảo Đại - dấu ấn của triều đại phong kến cuối cùng của Việt Nam, hang đá Dak Tuôr và rất nhiều di tích lịch sử, văn hóa khác

Điểm tô thêm nền văn hóa truyền thống của các dân tộc bản địa, DakLak còn có sự du nhập nền văn hóa của các dân tộc thiểu số phía Bắc và nền văn hóa của người Kinh với đủ sắc thái của ba miền Trung - Nam - Bắc. Tất cả đều được gìn giữ và phát triển, hòa quyện trong quá trình xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.



Trả lời với trích dẫn


CHUYÊN MỤC ĐƯỢC TÀI TRỢ BỞI
Trả lời


Công cụ bài viết
Kiểu hiển thị

Quyền viết bài
You may not post new threads
You may not post replies
You may not post attachments
You may not edit your posts

vB code is Mở
Mặt cười đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Mở
Chuyển đến

SangNhuong.com



Múi giờ GMT +7. Hiện tại là 11:31 PM



Diễn đàn được xây dựng bởi: SangNhuong.com
© 2008 - 2024 Nhóm phát triển website và thành viên SANGNHUONG.COM.
BQT không chịu bất cứ trách nhiệm nào từ nội dung bài viết của thành viên.