Trở lại   Chợ thông tin Cà phê Việt Nam > CAFE GIAO LƯU ~ THƯ GIÃN > Góc Cà Phê 888

Trả lời
 
Công cụ bài viết Kiểu hiển thị
  #1  
Cũ 28-01-2013, 02:45 PM
info info đang online
Junior Member
 
Tham gia ngày: Jun 2012
Bài gửi: 8
Mặc định Lòng tự tôn dân tộc ở đâu?

Hệ thống quảng cáo SangNhuong.com

Cô bạn ấy khẳng định đầy tự tin: “Nhiều lúc, tôi tư duy tiếng Anh còn tốt hơn tiếng Việt”!

Tình cờ lang thang Facebook, tớ thấy cậu bạn mình chia sẻ một đường link và nhắn nhủ với tớ rằng, cậu bạn “dislike” bài viết này.

Hiếm khi thấy cậu bạn mình gay gắt như vậy, tớ cũng tò mò đọc thử. Thì ra, đó là bài viết về một cô bạn hoa khôi của một trường đại học danh giá. Sẽ chẳng có gì đáng nói, nếu như, ngay từ đầu phỏng vấn, cô bạn này khẳng định đầy tự tin: “Nhiều lúc, tôi tư duy tiếng Anh còn tốt hơn tiếng Việt”.

Tớ hiểu, thời đại hội nhập như ngày nay, thì việc một người Việt trẻ thông thạo một, đến hai, ba ngoại ngữ là điều không quá xa lạ. Nói tiếng của đất nước khác, rồi tư duy và xúc cảm theo cách của những người bản xứ, đó là điều dễ chấp nhận. Tớ đã thấy những cô bé, cậu bé xem phim Mỹ không phụ đề và cười theo những chi tiết ngộ nghĩnh trong bộ phim y chang những trẻ em Mỹ.

Tớ cũng từng bắt gặp một nhóm những cô cậu học sinh, ngồi trong quán chè đá ngoài cổng trường Ams nhưng lại nói tiếng Anh như gió, và chỉ tiếng Anh mà thôi. Thế nhưng, khi đọc câu khẳng định kia, tớ - cũng như cậu bạn mình, cứ thấy “thế nào đó”. Một cảm xúc rất khó diễn tả. Dường như, niềm tự hào và tự tôn dân tộc đã được gác lại, đâu đó, sau lời khẳng định ấy.


[ATTACH=CONFIG]40935[/ATTACH]
***************
Đất nước mình không giàu và những người dân vẫn còn lam lũ. Tớ thấy điều ấy qua hình ảnh những bà, những mẹ rạp người dán hàng xấp tờ tiền, tờ vàng (những thứ hàng mã) vào những ngày nông nhàn. Những tờ giấy bản, mỏng dính, đầy phẩm màu vàng, màu đỏ được dán, và sắp xếp lại theo trình tự nhất định. Phải dán được hàng trăm tờ mới được 500 đồng và cả ngày, một người làm cật lực cũng chỉ được 12.000 đồng. Có một công việc khác, cũng mệt nhọc và mất thời gian không kém. Đó là thêu tay. Những bạn gái quê tớ biết thêu từ năm lớp 5, lớp 6.

Ban đầu, chỉ là giúp mẹ se chỉ luồn kim, sau rồi thêu những mẫu đơn giản. Đến khi tay nghề cứng cáp, các bạn ấy có thể nhận thêu riêng một mẫu thật “hoành tráng”. Thù lao cũng chẳng nhiều, cao nhất cũng chỉ là vài trăm nghìn một mẫu thêu phức tạp cần cả một tuần liền ngồi thêu liên tục.

Có biết bao công việc vất vả kiểu như thế và chả riêng gì một ai mà biết đâu ở nơi nào đó, trên khắp đất nước Việt Nam này vẫn có những con người nhỏ bé, cần mẫn làm lụng để lượm lấy từng đồng bạc lẻ. Ít nhưng gom góp thì lại thành nhiều.

Có bao cô tú, cậu tú đã được nuôi ăn học thành tài từ những đồng tiền nhỏ nhoi ấy.


Khi tôi lên thủ đô học tập, điều làm tôi choáng ngợp nhất là hệ thống cửa hàng ăn nhanh hiện đại và tiện lợi khắp nơi này. Những cửa tiệm KFC, Lotteria hay Gà 99 khiến tôi hào hứng và chắt chiu một thời gian dài để khám phá cho hết. Không quá đắt đỏ với túi tiền của nhiều người, nhưng khi bê trên tay một suất của KFC, tự dung, tôi lại thấy chạnh lòng khi liên tưởng tới những đồng thù lao bèo bọt cho những công việc kia.

Đặc biệt, có lần, tôi thấy có một cậu sinh viên, ăn mặc giản dị, dẫn theo một cô em gái vào tiệm Lotteria trên phố Núi Trúc. Cậu chỉ gọi một suất cho cô em.

Những bạn trẻ xung quanh ngạc nhiên, xì xào. Có người cảm thông, có người im lặng, nhưng có hai bạn học sinh mặc đồng phục của một ngôi trường cũng khá nổi tiếng, bĩu môi: “Nghèo mà còn bày đặt. Ở nước ngoài, mấy món này chỉ như bánh mì pate của ta thôi”. Nghe câu nói ấy, môi cậu sinh viên mím lại. Hình như, cậu định nói gì đó, nhưng thôi.

*****************
Tôi có không ít những người bạn đi du học ở nước ngoài. Trước khi đi, các bạn tôi cuống cuồng học đàn tranh, học múa nón và trong hành trang của mỗi người, hầu như không thể thiếu chiếc áo dài với con gái và vài cậu trai thủ sẵn “áo the khăn xếp” như một “liền anh” đích thực.

Đó là sự chuẩn bị cần thiết để dù có đi đâu, gặp gỡ người nào, thì người Việt trẻ vẫn không quên gốc gác của mình và nếu có dịp thì sẽ thể hiện bản sắc Việt Nam trước bạn bè quốc tế. Vậy mà, ngay trên đất nước mình, vẫn có những người trẻ chối từ nguồn gốc của mình với câu cửa miệng: “ Ở nước ngoài thì...”.

Tại sao, khi thấy mọi người chen lấn lên xe bus, các bạn không nhắc nhở họ phải tôn trọng trật tự mà chỉ bình phẩm về kiểu “chen ngang tạt ngửa” của người Việt? Khi thấy ai đó vứt rác bừa bãi ra đường, các bạn không gom lại giùm hoặc nhắc nhở những người vô ý thức cần tôn trọng vệ sinh môi trường, mà chỉ chê bai?


Trở lại với câu khẳng định của cô bạn hoa khôi kia. Tớ không phản đối, không phàn nàn và cũng chẳng cực lực “dis like” như cậu bạn mình đã thể hiện trên Facebook. Có thể đó là suy nghĩ thật của cô ấy, cũng có thể chỉ là một câu nói vô tình. Nhưng sao, vẫn cứ thấy gờn gợn trong một câu nói. Nó như một lời chối bỏ sâu xa, làm chạnh lòng những ai yêu tiếng Việt.

Tiếng Việt là hồn dân tộc. Dẫu dân tộc ấy còn bao số phận khó khăn, còn những người chưa có ý thức tốt, còn khiến cho những bạn trẻ chưa được hài lòng với một số cách nghĩ cũ kỹ, lạc hậu. Nhưng hồn dân tộc, thể hiện qua ngôn ngữ, qua cách tư duy tiếng Việt thì luôn cần được coi trọng. Đặt một ngoại ngữ khác cao hơn tiếng mẹ đẻ, tôi cứ tự hỏi, trong cô bạn ấy, lòng tự tôn dân tộc ở đâu?
Trả lời với trích dẫn


  #2  
Cũ 28-01-2013, 02:45 PM
chanvietco chanvietco đang online
Junior Member
 
Tham gia ngày: Jun 2012
Bài gửi: 9
Mặc định

Hệ thống quảng cáo SangNhuong.com

Cảm ơn bài viết của bạn,nói chung còn nhiều vấn đề lắm.
Trả lời với trích dẫn


CHUYÊN MỤC ĐƯỢC TÀI TRỢ BỞI
Trả lời


Công cụ bài viết
Kiểu hiển thị

Quyền viết bài
You may not post new threads
You may not post replies
You may not post attachments
You may not edit your posts

vB code is Mở
Mặt cười đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Mở
Chuyển đến

SangNhuong.com



Múi giờ GMT +7. Hiện tại là 06:07 AM



Diễn đàn được xây dựng bởi: SangNhuong.com
© 2008 - 2025 Nhóm phát triển website và thành viên SANGNHUONG.COM.
BQT không chịu bất cứ trách nhiệm nào từ nội dung bài viết của thành viên.