![]() |
|
#1
|
|||
|
|||
![]() Hằng ngày, người dân thành phố Buôn Ma Thuột vẫn lại qua quảng trường Ngã sáu, nơi chiếc xe tăng số 980 sừng sững đứng trên tượng đài chiến thắng. Tác giả công trình kiến trúc trên đã có lý khi khẳng định rằng bản thân chiếc xe tăng này đã là một tượng đài. Nhưng vẫn còn một tượng đài khác, đó là tượng đài trong lòng người, trong ký ức dân tộc, tượng đài đó sẽ bền vững muôn đời. Trong những ngày diễn ra trận tiến công giải phóng thị xã Buôn Ma Thuột, chiếc xe tăng 980 đã dẫn đầu mũi đột kích thọc sâu, tung hoành ngang dọc, tiến công vào Sở chỉ huy Sư đoàn 23, quân đội Sài Gòn, rồi tiến ra sân bay Hòa Bình. Người chỉ huy chiếc xe tăng đó đó chính là Anh hùng quân đội Đoàn Sinh Hưởng, sau này là Tư lệnh binh chủng Tăng - Thiết giáp, rồi Tư lệnh Quân khu 4. Thật may mắn cho chúng tôi khi vào đầu tháng ba này tình cờ lại có dịp gặp Trung tướng Đoàn Sinh Hưởng. Gặp lại người chỉ huy xe tăng 980 Ông vừa được quân đội và Nhà nước cho nghỉ hưu. Nghỉ cầm quân trên thao trường nhưng ông lại vui vẻ đi cầm quân… trên sân cỏ. Thời ông còn ở cương vị Tư lệnh quân khu 4, đội bóng Quân khu đã làm nên chuyện thần kỳ, từ hạng phong trào vươn lên hạng nhì, rồi hạng nhất. Và chỉ một mùa bóng đã lên hạng chuyên nghiệp. [ATTACH=CONFIG]47716[/ATTACH] Anh hùng quân đội Đoàn Sinh Hưởng Dân nghiền bóng ở xứ Nghệ đều thừa nhận, đội Quân khu 4 lên “đá như xe tăng”, lên hạng ầm ầm là nhờ sự quan tâm của Tư lệnh và nương vào tinh thần quyết chiến quyết thắng luôn hừng hực trong ông. Tôi gặp ông vào lúc ông chuẩn bị lên máy bay để vào TP Hồ Chí Minh theo đội bóng của mình (nay đã được chuyển nhượng cho NaviBank). Nhưng lần này chúng tôi không nói chuyện bóng đá mà… nói chuyện xe tăng. Trận đánh năm xưa Biết ông đang vội, tôi hỏi ngay: Này ông, hình như ông là người chỉ huy chiếc xe tăng 980 được chọn để dựng tượng đài ở ngã sáu Ban mê?. “Đúng vậy - ông gật đầu rồi kể tiếp. Nhưng đó chỉ là phiên bản thôi, chứ chiếc xe thật vẫn được binh chủng Tăng - Thiết giáp lưu giữ trong nhà truyền thống. [ATTACH=CONFIG]47717[/ATTACH] Ngã sáu Buôn Mê Thuột. Tôi tò mò hỏi thêm: Vậy, ông có thể kể vài chuyện về chiến công của chiếc xe 980?. Ông cười hồn nhiên: “Chuyện đó chẳng có gì đặc biệt. Lúc đó, tôi là Đại đội trưởng đại đội 9, tiểu đoàn 3, lữ đoàn xe tăng 273. Chúng tôi ém quân bí mật ở Chư Nga, rồi đến giờ xuất kích thì càn rừng mà lao vào thị xã. Chuyện công binh ta sáng tạo nghĩ ra chiêu mở đường cho xe tăng bằng cách cưa dở dang mỗi cây một nửa để vẫn giữ được bí mật, nhưng khi xuất kích, xe tăng cứ ào ào đè cây, càn rừng đi tới thì ông biết rồi. Vì xe tăng ta xuất hiện bất ngờ nên địch không kịp trở tay. Chúng tôi lao thẳng tới Sở chỉ huy sư đoàn 23, cùng trung đoàn 24 sư đoàn 10 tiến công như vũ bão. Chính kíp xe của chúng tôi đã cùng quân của anh Việt trung đoàn 24 bắt sống tên đại tá Nguyễn Trọng Luật, sư đoàn phó sư đoàn 23 ngay tại đó. Nhưng, vào lúc đó kíp xe của tôi có hai người bị thương là tôi và Nông Văn Vĩnh, pháo 2. Vĩnh bị đạn bắn gãy tay nên phải rời xe về tuyến sau. Còn tôi chỉ bị vào chân, băng bó xong lại cùng hai đồng chí còn lại là Phan Lưu Vinh và Mai Đình Mỹ tiếp tục chiến đấu đánh ra Ngã sáu. Chính tại đó, xe chúng tôi đã đứng bắn chi viện cho bộ binh xung phong. Bắn rất nhiều, nhân dân quanh đó thấy xe tăng ta bắn còn hò reo cổ vũ, vui lắm! Sau đó, chúng tôi tiếp tục phát triển sang khu vực sân bay Hòa Bình. Thanh toán xong lực lượng địch cố thủ ở đó thì chúng tôi được lệnh chuẩn bị đi đánh địch giải tỏa ở Phước An. Thực tình mà nói, xe tăng 980 cũng như cả đơn vị chúng tôi sau đó bị cuốn theo chiến dịch, chẳng còn có dịp trở lại Ngã sáu nữa. Đến khi thành phố dựng tượng đài chiến thắng ở Ngã sáu, điạ phương họ đề nghị với binh chủng cho họ dựng tượng xe tăng 980. Đó là ý tưởng nghệ thuật của tác giả tượng đài, muốn nói tới khí thế tiến công như chẻ tre của quân đội ta, muốn lưu danh tinh thần chung của quân dân ta tham gia trận tiến công giải phóng Buôn Ma Thuột, hình ảnh xe tăng chỉ có tính chất biểu tượng mà thôi”. Đời thường - chúng ta chiến đấu vì điều đó Xe tăng ngã 6 hiện nay - 980 Tôi băn khoăn hỏi thêm: Mỗi khi có dịp đi qua bức tượng này ông có cảm giác như thế nào? Ông lặng đi một lát rồi nói: “Thấy nhớ đồng đội và thấy thời gian đi nhanh quá. Có lần tôi mất cả buổi đi tìm khắp thị xã Buôn Ma Thuột mà chẳng thấy lại được bao nhiêu chứng tích của cuộc chiến năm xưa. Thành phố phát triển nhanh đến chóng mặt. Nhất là ở các làng buôn của đồng bào các dân tộc ít người. Họ đã tiến những bước rất xa trên con đường xóa đói giảm nghèo. Nhiều người còn biết làm giàu, trở thành những nhà doanh nghiệp nữa. Hơn ba mươi năm trước, ai dám nghĩ đến điều đó?”. Rời quân ngũ trở về đời thường ông thấy thế nào? - tôi hỏi. Ông tướng xe tăng bỗng cười lớn: “Đời thường ư? Ai cũng chỉ có một cuộc đời. Nó cao quý, đáng trân trọng chứ không thường. Chẳng phải chúng ta chiến đấu hy sinh vì điều đó ư? Thấy ông có vẻ muốn dừng câu chuyện ở đây tôi cố hỏi thêm một câu: Vậy vì sao sau khi nghỉ hưu ông không chọn việc gì “thường hơn” mà lại gắn bó với bóng đá? Vị tướng xe tăng cười hồn nhiên: “Vì bóng đá luôn đòi hỏi tinh thần tiến công, tinh thần đồng đội. Trong tôi, những thứ đó luôn dồi dào”. Thanh Vũ/DV |
CHUYÊN MỤC ĐƯỢC TÀI TRỢ BỞI |
![]() |
Công cụ bài viết | |
Kiểu hiển thị | |
|
|
Múi giờ GMT +7. Hiện tại là 10:25 PM |