![]() |
|
|
![]() |
|
Công cụ bài viết | Kiểu hiển thị |
#1
|
|||
|
|||
![]() Vậy là sau vài ngày đồn thổi đã có đăng trên forum chúng ta và 1 số forum khác thì tin đã chính thức ra....đúng là báo chí chính thông luôn bị bịt đầu mối toàn đi sau các báo cỏn con khác...Không biết bao giờ ở VN mới minh bạch hơn ? Theo Nghị quyết HĐQT Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương tín (Sacombank), kể từ ngày 02/11/2012, ông Đặng Văn Thành sẽ thôi giữ chức danh Chủ tịch HĐQT Sacombank. [ATTACH=CONFIG]42580[/ATTACH] Theo nguồn tin của ĐTCK, ngày 1/11/2012, ông Thành và con trai là Đặng Hồng Anh Phó chủ tịch của Sacombank đã được cơ quan điều tra của Bộ Công an triệu tập. Tuy nhiên, việc bầu Chủ tịch mới là hoạt động đã nằm trong chương trình công tác của HĐQT STB ngay sau khi ĐHCĐ thường niên thành công và từ nhiệm cũng là nguyện vọng cá nhân của ông Thành. Hội đồng Quản trị Sacombank cũng nhất trí bầu ông Phạm Hữu Phú, hiện là Phó chủ tịch Thường trực Hội đồng Quản trị, giữ chức Chủ tịch Hội đồng Quản trị thay ông Đặng Văn Thành. Ông Phạm Hữu Phú, người kế nhiệm vị trí Chủ tịch Sacombank, sinh năm 1959 tại Thừa Thiên - Huế, là cử nhân Đại Học Kinh tế Tp.HCM. Ông Phú tham gia Hội đồng Quản trị Sacombank từ ngày 26/5/2012 và có 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính ngân hàng. Trước khi tham gia làm thành viên Hội đồng Quản trị Sacombank, ông giữ chức danh Phó chủ tịch Thường trực Hội đồng Quản trị tại Eximbank. Sacombank cho biết, ông Thành giữ chức vụ Chủ tịch Sacombank từ năm 1995, và là người có công lao to lớn trong việc đưa Sacombank trở thành một trong những ngân hàng thương mại cổ phần lớn tại Việt Nam. Tại đại hội đồng cổ đông thường niên 2011 của Sacombank, diễn ra ngày 26/5/2012, ông Thành đã có bài phát biểu chuyển giao trách nhiệm quản trị và điều hành Sacombank. Theo thông cáo của Sacombank, sau đại hội đồng cổ đông nói trên, ông Thành đã ủy quyền quản trị Sacombank cho Phó chủ tịch Phạm Hữu Phú vì lý do cá nhân. Đại hội đồng cổ đông vừa qua cũng đã quyết định người đại diện trước pháp luật của Sacombank là Tổng giám đốc. Sacombank khẳng định, do vậy, việc ông Đặng Văn Thành thôi giữ chức danh Chủ tịch không gây xáo trộn trong công tác quản trị và điều hành của ngân hàng, tuy nhiên, Sacombank vẫn đang đi theo định hướng mà ông và các cộng sự đã vạch ra. Trước đó, ông Đặng Hồng Anh - con ông Đặng Văn Thành - cũng đã thoái vốn lớn tại Công ty Cổ phần Địa ốc Sài Gòn Thương Tín - Sacomreal (mã SCR - HNX). Mẹ ông Đặng Hồng Anh là bà Huỳnh Bích Ngọc, cũng vừa xin rút khỏi chức danh thành viên Hội đồng Quản trị Công ty Cổ phần Bourbon Tây Ninh (mã SBT-HOSE) hôm 1/11. Sacombank cũng cho biết, kết thúc 10 tháng đầu năm 2012, lợi nhuận trước thuế của ngân hàng này là 2.259 tỷ đồng, đạt 66% kế hoạch năm. Tỷ lệ nợ xấu chỉ ở mức 1,26% và tất cả các tỷ lệ an toàn hoạt động được đảm bảo theo đúng quy định. Tại thời điểm 31/10/2012, tổng tài sản của Sacombank đạt 149.689 tỷ đồng, tăng 7% so với thời điểm cuối năm 2011; tiền gửi và cho vay của Sacombank tại các tổ chức tín dụng khác là 15,377 tỷ đồng, tăng 59% so với số dư đầu năm. Tổng tiền gửi và vay từ các tổ chức tín dụng khác giảm 54% trong 10 tháng qua, ở mức 5,671 tỷ đồng. Tăng trưởng tín dụng của Sacombank 10 tháng đầu năm tăng 9,1% so với cuối năm 2011 (trong đó bằng VND đạt 72.459 tỷ tăng 14%), với lượng vốn cho vay khách hàng đạt hơn 84.452 tỷ (đã trích lập 1.139 tỷ đồng dự phòng rủi ro). Tiền gửi của khách hàng vào Sacombank đạt 121.528 tỷ đồng, tăng 17% so với đầu năm (trong đó bằng VND tăng 27%). Ngân hàng hiện có mạng lưới 416 điểm giao dịch tại 48/63 tỉnh thành Việt Nam và hai nước Lào, Campuchia. Theo VNC |
#2
|
|||
|
|||
![]() Ông Đặng Văn Thành hiện là người giàu thứ 16 trên sàn chứng khoán với lượng cổ phiếu STB trị giá 798 tỷ đồng. Con trai cả của ông Thành là ông Đặng Hồng Anh ở vị trí thứ 17 với lượng cổ phiếu trị giá 767 tỷ đồng. [ATTACH=CONFIG]42581[/ATTACH] Gia đình ông Thành được khá nhiều người ngưỡng mộ vì là một gia đình doanh nhân rất hạnh phúc và thành đạt. Gia đình Vợ : Huỳnh Bích Ngọc Con: Đặng Hồng Anh Con: Đặng Huỳnh Ức My Con: Đặng Huỳnh Anh Tuấn Con: Đặng Huỳnh Thái Sơn Tài sản Tại Sacombank, ông Đặng Văn Thành nắm 42,7 triệu cổ phiếu (4,38% cổ phần) và con trai Đặng Hồng Anh nắm 37,1 triệu cổ phiếu (3,32%). Ngoài ra, gia đình ông Thành còn nắm giữ cổ phần tại nhiều doanh nghiệp khác như Sacomreal, Thành Thành Công… Quá trình công tác: + Từ 1978 – 1980: Đi nghĩa vụ quân sự + Từ 1980 – 1989: Làm kinh tế gia đình + Từ 1989 – 1990: Chủ nhiệm HTX tín dụng Thành Công + Từ 1993 – 1994: Uỷ viên HĐQT Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín + Từ 1994 đến nay: Chủ tịch HĐQT Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín [ATTACH=CONFIG]42582[/ATTACH] Ba công ty chính liên quan đến nghiệp kinh doanh của gia đình ông Đặng Văn Thành:
Tỷ lệ sở hữu tại Thành Thành Công không được công bố |
#3
|
|||
|
|||
![]() Ông Đặng Văn Thành khởi đầu từ nghề kinh doanh mật rỉ từ cuối thập niên 1980 với cở sở Thành Công sản xuất kinh doanh cồn, CO2 và mật rỉ đường dùng trong sản xuất bột ngọt, cồn, men thực phẩm, chế biến thức ăn gia súc...
[ATTACH=CONFIG]42583[/ATTACH] Vợ chồng ông Thành cùng 2 con lớn đều là những doanh nhân nổi tiếng Thời gian đầu, cơ sở Thành Công do một mình ông Thành quản lý, còn bà Ngọc vợ ông chỉ làm thủ quỹ và nội trợ. Năm 1991, ông Thành quyết định chuyển sang lĩnh vực mới là ngân hàng, bà Ngọc đã thay ông Thành quản lý cơ sở kinh doanh cồn - tiền thân của Thành Thành Công sau này. Tính đến nay, ông Thành đã có 18 năm liên tục là Chủ tịch Hội đồng quản trị của Sacombank. [ATTACH=CONFIG]42584[/ATTACH] Những cổ phiếu do gia đình ông Thành trực tiếp nắm giữ (Giá trị cổ phiếu tính đến ngày 2/11) Bên cạnh việc kinh doanh, vợ chồng ông Thành luôn rất quan tâm đến việc chăm lo chogia đình/Nguyên tắc của ông Thành là làm gì cũng phải duy trì bữa cơm gia đình, nhất là buổi trưa, vợ chồng con cái phải tụ họp ăn cùng nhau. Ông Đặng Văn Thành và bà Huỳnh Bích Ngọc có 4 người con, trong đó, hai người con lớn Đặng Hồng Anh và Đặng Huỳnh Ức My đã theo cha mẹ kinh doanh từ lâu. Ông Đặng Hồng Anh (32 tuổi) hiện là Chủ tịch của CTCP Địa ốc Sài Gòn Thương Tín - Sacomreal và là thành viên HĐQT của Sacombank. Bà Đặng Huỳnh Ức My (31 tuổi) theo mẹ kinh doanh trong lĩnh vực mía đường. Hiện bà Ức My là Tổng giám đốc của Thành Thành Công, Chủ tịch HĐQT của Bourbon Tây Ninh. |
#4
|
|||
|
|||
![]() Cuối năm 1991, trong bối cảnh rối ren của cuộc khủng hoảng tín dụng, Ngân hàng Phát triển Kinh tế Gò Vấp cùng với 3 hợp tác xã (HTX) tín dụng là Tân Bình, Thành Công và Lữ Gia đã được Ngân hàng Nhà nước cho phép sáp nhập thành Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) với số vốn điều lệ 3 tỷ đồng. [ATTACH=CONFIG]42585[/ATTACH] Năm 1994: ông Đặng Văn Thành trở thành Chủ tịch HĐQT và nắm giữ chức vụ này liên tục cho đến hiện nay. Năm 1996: trở thành ngân hàng đầu tiên phát hành cổ phiếu ra đại chúng với mệnh giá 200.000 đồng/cổ phiếu để huy động vốn. Năm 2001: Tiếp nhận vốn góp từ cổ đông nước ngoài. Mở đầu là Tập đoàn tài chính Dragon Financial Holding (Anh Quốc) tham gia góp 10% vốn điều lệ. Việc góp vốn này đã mở đường cho Công ty Tài chính Quốc tế (IFC) và Ngân hàng ANZ, nâng số vốn cổ phần của các cổ đông nước ngoài lên 30% vốn điều lệ. Năm 2002: Đa dạng hóa hoạt động bằng việc thành lập Công ty Quản lý nợ và Khai thác tài sản (Sacombank-SBA). Tiếp sau đó, lần lượt các công ty con trong lĩnh vực kiều hối (Sacombank-SBR), cho thuê tài chính (Sacombank-SBL), vàng bạc đá quý (Sacombank-SBJ) được ra đời nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của các khách hàng. Năm 2006: Sacombank là ngân hàng đầu tiên niêm yết cổ phiếu với vốn điều lệ khi đó là 1.900 tỷ đồng. Năm 2011-2012: cơ cấu sở hữu của Sacombank có biến động mạnh với sự ra đi của hàng loạt cổ đông lớn đã găn bó lâu năm như Dragon Capital, ANZ, REE; đồng thời xuất hiện nhóm cổ đông mới đến từ Eximbank và ngân hàng Phương Nam. [ATTACH=CONFIG]42586[/ATTACH] Cơ cấu cổ đông của Sacombank (tính trên 974 triệu cổ phiếu đang lưu hành) Đối với một số cổ đông không nằm trong diện công bố thông tin như Trần Phát Minh và Sài Gòn EXim thì tỷ lệ sở hữu có thể không còn đúng ở thời điểm hiện tại. |
#5
|
|||
|
|||
![]() Tháng 5/2008, Tập đoàn Tài chính Sacombank được thành lập, gồm 11 thành viên với ngân hàng Sacombank làm nòng cốt.
[ATTACH=CONFIG]42588[/ATTACH] Mối quan hệ giữa một số công ty thuộc hệ thống Thành Thành Công Các đơn vị thành viên gồm có 5 công ty con của Sacombank khi đó gồm các công ty Chứng khoán SBS, Cho thuê tài chính SBL, Kiều hối SBR, Quản lý nợ và khai thác tài sản SBA, Vàng bạc đá quý SBJ. 6 công ty thành viên hợp tác chiến lược trong tập đoàn là Đầu tư Sài Gòn thương tín (Sacom-STI), Xuất nhập khẩu Tân Định, Đầu tư xây dựng Toàn Thịnh Phát, Địa ốc Sài Gòn thương tín (Sacomreal), Liên doanh quản lý quỹ đầu tư chứng khoán Việt Nam (VFM), trường đại học Yersin Đà Lạt. Đến tháng 11/2009, tập đoàn Sacombank có thêm 2 thành viên nữa là CTCP Giao dịch hàng hóa Sài Gòn Thương Tín (Sacom-STE) và Công ty cổ phần Kho vận Sài Gòn Thương Tín (Sacom-STL). [ATTACH=CONFIG]42587[/ATTACH] Khá nhiều công ty nằm trong Tập đoàn Tài chính Sacombank hiện đã quy tụ về Tập đoàn Thành Thành Công. Tuy nhiên, sau vài năm qua đi thì hầu như không còn mấy ai nhắc đến khái niệm Tập đoàn Tài chính Sacombank nữa. Từ cuối năm 2011, nhiều công ty đã từ bỏ cái tên Sài Gòn Thương tín như + CTCP Đầu tư Sài Gòn Thương tín (Sacom-STI) đổi tên thành CTCP Đầu tư Tín Việt + CTCP Kho vận Sài Gòn Thương Tín (Sacom-STL) đổi tên thành CTCP Kho Vận Thiên Sơn + CTCP Giao dịch hàng hóa Sài Gòn Thương Tín (Sacom-STE) đổi tên thành CTCP Giao dịch Hàng hóa Sơn Tín. Tập trung vào mía đường? Đầu năm nay, một số công ty liên quan đến gia đình ông Thành đã thực hiện thoái vốn tại Sacombank: như Thành Thành Công bán 22 triệu cổ phiếu, Sacomreal bán 17 triệu cổ phiếu, Bourbon Tây Ninh, Đường Biên Hòa, Đường Ninh Hòa cũng bán hết lượng cổ phiếu STB đang nắm giữ. [ATTACH=CONFIG]42589[/ATTACH] Ngay trước sự kiện ông Đặng Văn Thành thôi giữ chức chủ tịch Sacombank, Cách đây không lâu, bà Ngọc đã thôi giữ chức Chủ tịch HĐQT của Bourbon Tây Ninh, Đường Biên Hòa và cả Thành Thành Công Sau khi thoái vốn tại Sacombank, nhóm công ty liên quan đến Thành Thành Công đã có nhiều hoạt động đầu tư vào các công ty mía đường và một số công ty thuộc ngành khác, điển hình là việc mua lại quyền chi phối đối với CTCP Điện Gia Lai (GEC), vốn điều lệ của công ty này được tăng gấp lên 523 tỷ đồng. Nắm quyền chi phối GEC giúp Thành Thành Công kiểm soát được CTCP Mía đường Nhiệt điện Gia Lai (SEC) và một số công ty thủy điện nhỏ khác. Đường Ninh Hòa (NHS) hiện đang chào bán cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu với tỷ lệ 1:2 nhằm tăng gấp 3 vốn điều lệ từ 101 tỷ lên 303 tỷ đồng. Bourbon Tây Ninh cũng thực hiện mua 24,9% cổ phần của Đường La Ngà... |
#6
|
|||
|
|||
![]() Người thân cựu Chủ tịch Sacombank bán cổ phiếu cá nhân cho công ty do mình làm chủ, rồi mới chuyển nhượng tiếp lúc giá đang ở đỉnh. Trong khoảng tháng 7 đến tháng 9/2011, vợ, con gái và con dâu ông Đặng Văn Thành bất ngờ thoái toàn bộ 14,81 triệu cổ phiếu của Ngân hàng Cổ phần Sài Gòn Thương Tín (Sacombank). Vào thời điểm đó, cựu Chủ tịch Sacombank cho biết đây là hình thức chuyển từ hình thức sở hữu cá nhân thành hoạt động đầu tư của tổ chức để nâng cao tính chuyên nghiệp. Tất cả số cổ phiếu này sẽ được Thành Thành Công - doanh nghiệp do bà Huỳnh Bích Ngọc, vợ ông Đặng Văn Thành là chủ tịch HĐQT, mua hết. Thế nhưng, chưa đầy 1 năm sau, chính Thành Thành Công đã thoái hết hơn 22 triệu cổ phiếu Sacombank, trong đó có cả phần mua lại của gia đình ông Đặng Văn Thành. Khi Thành Thành Công thoái vốn tại ngân hàng này, cả Đường Biên Hòa, Địa ốc Sài Gòn Thương Tín (Sacomreal), Bourbon Tây Ninh đều đã bán hết hơn 26 triệu cổ phiếu Sacombank, đúng lúc mã này đạt mức giá cao nhất trong vòng 2 năm. Sacomreal rút 17,3 triệu, Bourbon Tây Ninh thoái 7,5 triệu đơn vị; trong khi Đường Biên Hòa bán gần 1,5 triệu cổ phiếu. Vào thời điểm đó, cả 4 cổ đông là tổ chức trên đều là những công ty mà vợ, con gái và con trai của ông Đặng Văn Thành đang nắm giữ chức vụ chủ chốt hoặc là cổ đông lớn. [ATTACH=CONFIG]42590[/ATTACH] Cổ phiếu Sacombannk được người nhà ông Thành bán tháo qua đường vòng Gần nhất, ngày 29/10 vừa qua, ông Đặng Hồng Anh cũng hoàn tất việc thoái 2/3 số cổ phiếu đang nắm giữ tại Sacomreal, thu về khoảng 113 tỷ đồng. Hiện Chủ tịch Sacomreal là cổ đông cá nhân lớn nhất tại công ty này, nắm giữ khoảng 4,15 triệu đơn vị, tương ứng với 9,9% vốn điều lệ. Không chỉ người nhà ông Thành, nhiều cổ đông khác cũng đã nhanh chóng thoái bớt vốn khỏi ngân hàng này trong vòng 2 tháng qua. Đầu tư Sài Gòn EXim bất ngờ thoái 3 triệu cổ phiếu và không còn là cổ đông lớn từ ngày 21/9, Chứng khoán Phương Nam thậm chí còn bán "chui" 2 triệu cổ phiếu mà không thông báo lên Sở Giao dịch Chứng khoán. Sau hàng loạt sự thay đổi, gia đình ông Đặng Văn Thành vẫn giữ 8,19% vốn điều lệ tại Sacombank, tương ứng với gần 80 triệu cổ phiếu. Trong đó, ông Thành là cổ đông cá nhân lớn thứ ba tại Sacombank, sau ông Trần Phát Minh và con trai đại gia Trầm Bê - Trầm Trọng Ngân. Ông Đặng Hồng Anh giữ 9,9% cổ phần tại Sacomreal, bà Ngọc giữ 1,5 triệu cổ phiếu của Bourbon Tây Ninh. Hiện nay, cơ nghiệp của gia đình họ Đặng chủ yếu tập trung tại Thành Thành Công Group và 14 công ty thành viên, hoạt động trong nhiều lĩnh vực như địa ốc, mía đường, kho vận, du lịch và sản xuất điện. Trong đó, vợ ông Thành, người phụ nữ từng được mệnh danh là "nữ hoàng ngành mía đường" hiện giữ ghế Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Sản xuất thương mại Thành Thành Công, Phó chủ tịch HĐQT Sacomreal (Thành Thành Công hiện sở hữu hơn 35 triệu cổ phiếu của Bourbon Tây Ninh). Từ 1/9 đến 31/10, gần 97 triệu cổ phiếu Sacombank, tương ứng 9,95% lượng cổ phần đang lưu hành của Sacombank đã chuyển nhượng dưới hình thức thỏa thuận. Tính riêng trong tháng 10, số cổ phiếu của ngân hàng này được thỏa thuận là hơn 28 triệu cổ phiếu, tương đương gần 536 tỷ đồng. Trong suốt thời gian bán thỏa thuận khối lượng "khủng" này, giá cổ phiếu của Sacombank luôn được giữ ở 20.000 đồng một đơn vị với từ 4-5 phiên liên tục giao dịch ở mức tham chiếu. |
#7
|
|||
|
|||
![]() Thời gian thanh tra kéo dài hơn dự kiến do Ngân hàng Nhà nước thấy cần thiết phải thanh tra cả các công ty con của Sacombank.
Thời báo kinh tế Sài Gòn dẫn tin từ đại diện Ngân hàng Nhà nước cho biết, việc thanh tra Sacombank vẫn đang tiếp tục do phải tranh tra bổ sung một số công ty con của ngân hàng này. Theo Ngân hàng Nhà nước, lúc đầu cơ quan quản lý chỉ có kế hoạch thanh tra ngân hàng mẹ Sacombank, nhưng trong quá trình thực hiện, thấy cần thiết phải thanh tra cả các công ty con nên thực hiện thanh tra. Do thời gian thanh tra kéo dài hơn dự kiến, nên chưa thể có kết luận cuối cùng, nhưng Ngân hàng Nhà nước sẽ gấp rút làm nhanh. Trước đó, trả lời chất vấn Quốc hội ngày 21/8/2012, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình khẳng định để làm rõ các vấn đề một số đại biểu hỏi về việc thâu tóm Sacombank: “Ngân hàng Nhà nước đang thanh tra Sacombank bắt đầu từ tháng 7, theo kế hoạch là hết tháng 8 sẽ hoàn thành. Khi đó sẽ có bức tranh đầy đủ, cụ thể và chính xác. Theo quy định hiện hành, những nội dung cơ bản của kết luận thanh tra sẽ được đăng công khai”. |
#8
|
|||
|
|||
![]() Trong ngày ông Đặng Văn Thành chính thức rời khỏi ghế Chủ tịch HĐQT Sacombank, 1 ngày sau khi bà Huỳnh Bích Ngọc rút khỏi HĐQT Bourbon Tây Ninh, TTCK bất ngờ lao dốc. Gần 400 mã giảm điểm và 1 tỷ USD đã "không cánh mà bay" khỏi thị trường. [ATTACH=CONFIG]42591[/ATTACH] Thị trường chứng khoán "rúng động" trong ngày ông Đặng Văn Thành rời khỏi ghế Chủ tịch Sacombank nhường cho "người cũ" của Eximbank - ông Phạm Hữu Phú. Phiên giao dịch cuối tuần ngày 2/11 trở nên u ám đối với thị trường chứng khoán Việt Nam khi sàn TPHCM có đến 210 mã giảm so 32 mã tăng, 130 mã giảm sàn; sàn Hà Nội có 170 mã giảm so 35 mã tăng, 83 mã giảm sàn. Thị trường liên tiếp nhận được những thông tin quan trọng về nhân sự liên quan đến gia đình quyền lực ông Đặng Văn Thành và bà Huỳnh Bích Ngọc. Ngay sau tin "nữ hoàng mía đường" Huỳnh Bích Ngọc rút khỏi Hội đồng quản trị Bourbon Tây Ninh, nơi bà trước đây từng là Chủ tịch thì chồng bà, người sáng lập NHTMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) cũng rời ghế Chủ tịch HĐQT ngân hàng này sau gần 20 năm gắn bó với lý do cá nhân. Những thông tin này đã tác động mạnh mẽ đến cổ phiếu STB, SBT, SCR, các cổ phiếu nhóm ngân hàng cũng như khiến hàng loạt mã trên sàn giảm điểm hàng loạt. Thanh khoản mặc dù tăng 13% lên 945 tỷ đồng nhưng giao dịch thỏa thuận chỉ chiếm 8% tổng giá trị giao dịch. Điều này cũng đồng nghĩa với việc, tài sản trên thị trường bỗng chốc "không cánh mà bay" tới hơn 1 tỷ USD chỉ trong vỏn vẹn 1 ngày. Hai chỉ số lao dốc trong suốt toàn phiên. VN-Index mất gần 13 điểm, đóng cửa tại 375,3 điểm, tương ứng giảm 3,3% trong khi HNX-Index cũng mất 3%, đóng cửa tại 51,1 điểm. Đây là mức đóng cửa thấp nhất của VN-Index kể từ cuối tháng 1/2012 và là mức thấp nhất của HNX-Index từ trước đến nay. Phiên này, nhóm cổ phiếu ngân hàng mất 3,6%, riêng STB của Sacombank mất 3,1% giá trị. SBT mất 4,5%; SCR mất 5,6%; NHS mất 5%. Tuy nhiên, nguyên nhân trực tiếp kéo tụt điểm thị trường lại đến từ các bluechips gồm VCB, VNM và MSN. Cả 3 mã này giảm sàn đã lấy đi của VN-Index tới 6 điểm. Cụ thể, riêng MSN làm VN-Index giảm 2,02 điểm tương ứng giảm 4,8% giá trị; VCB cũng góp phần kéo VN-Index giảm 1,66 điểm tương ứng giảm 4,8% giá trị. Và VNM làm chỉ số này mất 2,17 điểm, giảm 4,7% giá trị. Khối tài sản thất thoát trên cả hai sàn giao dịch TPHCM, Hà Nội trong ngày 2/11 (Nguồn: HoSE, HNX/Dân trí). Theo thống kê từ sàn TPHCM, giá trị vốn hóa thị trường của HoSE đã giảm hơn 20.000 tỷ đồng trong phiên 2/11, xuống còn 609.700 tỷ đồng. Còn tại sàn Hà Nội, thiệt hại cũng lên đến 2.253 tỷ đồng khi giá trị vốn hóa giảm còn 78.883 tỷ đồng vào cuối phiên. Tổng cộng, trong phiên giao dịch cuối tuần, thị trường chứng khoán Việt Nam mất 22.265 tỷ đồng, tương đương giảm 3,13%. Do giảm sàn lại có vốn hóa cao nên thất thoát tại các mã VCB, VNM, MSN, GAS, BVH... là rất lớn. Cụ thể, giảm 4,72% về giá, mất 6.000 đồng trên mỗi cổ phiếu, xuống còn 121.000 đồng/cp, vốn hóa thị trường của VNM đã giảm từ 70.572 tỷ đồng ngày 1/11 xuống còn 67.238 tỷ đồng cuối phiên giao dịch ngày 2/11, mất 3.334 tỷ đồng. MSN mất 4,81% giá trị, giảm điểm còn 89.000 đồng/cp khiến vốn hóa thị trường giảm từ 64.261 tỷ đồng còn 61.168 tỷ đồng, mất 3.093 tỷ đồng. VCB giảm giá 4,76% còn 22.000 đồng, vốn hóa thị trường lùi từ 53.532 tỷ đồng xuống còn 50.983 tỷ đồng, mất 2.549 tỷ đồng. Thiệt hại của GAS không kém phần nặng nề khi mất giá 2,28%, giảm còn 38.600 đồng mỗi cổ phiếu, khiến vốn hóa giảm từ 74.852 tỷ đồng còn 73.147 tỷ đồng, "bốc hơi" 1.705 tỷ đồng. BVH mất 4,7% giá trị giảm còn 28.400 tỷ đồng. Vốn hóa của mã này cũng giảm từ 20.278 tỷ đồng còn 19.325 tỷ đồng, mất 953 tỷ đồng. Các mã ngân hàng sau cú "sốc" hồi tháng 8, tháng 9 khi ông Nguyễn Đức Kiên bị bắt cùng hàng loạt những xáo trộn về nhân sự ở những tổ chức lớn nay lại tiếp tục hứng sóng gió. ACB giảm 5,26% giá trị, vốn hóa thị trường "bay mất" 656 tỷ đồng, giảm từ 14.253 tỷ đồng còn 13.597 tỷ đồng. EIB mất 3,31% giá trị, vốn hóa giảm 18.656 xuống còn 18.039 tương ứng giảm 617 tỷ đồng. MBB mất giá 1,52%, vốn hóa giảm 200 tỷ đồng, từ 13.200 tỷ đồng xuống còn 13.000 tỷ đồng. SHB mất 3,92% giá trị, vốn hóa giảm từ 4.519 tỷ đồng xuống còn 4.342 tỷ đồng, tương ứng mất 177 tỷ đồng. CTG mất 1,75% giá trị, vốn hóa giảm từ 44.832 tỷ đồng còn 44.045 tỷ đồng, mất 787 tỷ đồng Những mã khác như ITA, DPM, HPG không tránh khỏi xu hướng chung của thị trường. Mức giảm điểm tại các mã này lần lượt 4,88%, 3,64% và 4,4%. Do vậy, vốn hóa của ITA cũng bị mất 89 tỷ đồng, giảm từ 1.823 tỷ đồng còn 1.734 tỷ đồng. Vốn hóa DPM mất 491 tỷ đồng, giảm từ 13.479 tỷ đồng còn 12.988 tỷ đồng. Vốn hóa của HPG cũng giảm 280 tỷ đồng còn 6.076 tỷ đồng từ 6.356 tỷ đồng. Và điều hiển nhiên là những cổ phiếu mà các thành viên trong gia đình ông Đặng Văn Thành nắm giữ sẽ là những mã chịu tác động không hề nhỏ. Vốn hóa thị trường của STB trong một ngày đã giảm từ 18.798 tỷ đồng xuống còn 18.213 tỷ đồng, tương ứng mất 585 tỷ đồng. SBT mất 4,52% giá trị, vốn hóa cũng giảm từ 2.264 tỷ đồng còn 2.162 tỷ đồng, mất 102 tỷ đồng. SCR giảm sàn, mất 5,56% khiến vốn hóa sụt giảm từ 772 tỷ đồng còn 729 tỷ đồng, mất 43 tỷ đồng. NHS trong phiên này cũng mất điểm 4,96%, vốn hóa thất thoát từ 143 tỷ đồng còn 136 tỷ đồng, giảm nhẹ 7 tỷ đồng. Thay đổi giá cổ phiếu STB theo chiều diễn biến VN-Index. Thay đổi giá của cổ phiếu SBT so chiều diễn biến chỉ số VN-Index. NVB là mã hiếm hoi tăng điểm, tăng 4,35% giá trị, vốn hóa tăng từ 2.054 tỷ đồng lên 2.143 tỷ đồng, tương ứng tăng 89 tỷ đồng. Hiện tại, tại Sacombank, ông Đặng Văn Thành đang nắm 42,7 triệu cổ phiếu STB, ông Đặng Hồng Anh nắm 32,3 triệu cổ phiếu. Ngoài ra, ông Hồng Anh còn nắm giữ 14,2 triệu cổ phiếu SCR sau khi thoái vốn mạnh, bán 21,45 triệu đơn vị cổ phiếu này thời gian gần đây. Bà Huỳnh Bích Ngọc nắm 1,5 triệu cổ phiếu ở SBT và 0,67 triệu cổ phiếu BHS. Với việc các cổ phiếu này mất điểm mạnh trong phiên giao dịch vừa rồi, chỉ trong ngày 2/11, tài sản trên sàn chứng khoán của ông Đặng Văn Thành tại mã STB bị hao hụt 25,6 tỷ đồng, ông Đặng Hồng Anh mất 8,46 tỷ đồng. Ở mã SCR, ông Hồng Anh mất thêm 4,26 tỷ đồng. Bà Huỳnh Bích Ngọc mất 1,2 tỷ đồng tại cổ phiếu SBT và gần 0,5 tỷ đồng tại NHS. Tổng cộng, gia đình ông Thành trong ngày giao dịch 2/11 đã mất trên 40 tỷ đồng. Trong phiên, STB là một trong những mã có khối lượng khớp lệnh và có giá trị khớp lệnh lớn nhất. Cụ thể, giá trị khớp lệnh của STB đạt 38,9 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 6,58%. Tiếp sau đó, SSI khớp 36,1 tỷ đồng, chiếm 6,1%; VNM khớp 34 tỷ đồng chiếm 5,76%; DPM khớp 32,7 tỷ đồng, chiếm 5,54% và MBB khớp 26 tỷ đồng, chiếm 4,4%. Được biết, vào ngày hôm qua 3/11/2012, tại buổi công bố thay đổi nhân sự Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương tín (Sacombank), ông Phạm Hữu Phú, tân Chủ tịch HĐQT Sacombank, cho biết, ông Đặng Văn Thành đã có đơn từ nhiệm thành viên HĐQT Sacombank kể từ ngày 5/11. Với thông tin này, dự kiến, diễn biến thị trường chứng khoán trong phiên giao dịch tuần tới khả năng sẽ không ít bị ảnh hưởng. |
#9
|
|||
|
|||
![]() 20 năm làm chủ tích...đơn từ nhiệm
![]() [ATTACH=CONFIG]42592[/ATTACH] Nguồn TN |
#10
|
|||
|
|||
![]() Ông Thành và con trai ông đã lần lượt dính líu đến các vụ duyệt cho vay cá nhân mà không được sự đồng thuận của ban quản trị, cũng như sự thua lỗ trầm trọng trong công ty chứng khoán Sacombank. Ông Đặng Văn Thành, Cựu Chủ tịch Sacombank đã không có mặt trong buổi Công bố thay đổi nhân sự hội đồng quản trị Sacombank diễn ra vào lúc 10h sáng nay (ngày 3.11) tại Tổng hành dinh Sacombank ở TP.HCM. Trước đó một ngày, hàng loạt các phương tiện truyền thông cũng đã đưa tin gia đình ông Thành, trong đó có các thành viên là vợ, con trai, con gái - những người từng được xem là những người giàu trên thị trường chứng khoán Việt Nam - lần lượt rút khỏi vị trí quản trị cấp cao trong các Công ty Mía đường Bourbon Tây Ninh và Công ty địa ốc Sài gòn Thương Tín. Như vậy, 3 lĩnh vực kinh doanh chính làm nên tuổi của gia đình này trong nhiều thập kỷ vừa qua đã kết thúc trong sự sự giảm sàn lớn các cổ phiếu liên quan trong phiên giao dịch ngày 2.11. Ông Thành và con trai ông đã lần lượt dính líu đến các vụ duyệt cho vay cá nhân mà không được sự đồng thuận của ban quản trị, cũng như sự thua lỗ trầm trọng trong công ty chứng khoán Sacombank. Không có bất kỳ thông tin nào về ông Thành được đưa ra chính thức trong thời điểm này trong khi vài ngày cách đây, đã có thông tin liên quan đến cuộc điều tra của ông với cơ quan nhà nước. Ông Phạm Hữu Phú, người kế nhiệm hiện tại từ ông Thành cho biết, ông Thành đã xin từ nhiệm luôn cả vị trí thành viên hội đồng quản trị sau khi bị bãi nhiệm chức danh chủ tịch hồi đầu tháng 11. Sacombank là một trong những ngân hàng mạnh Việt Nam không thoát khỏi “vòng xoáy” của thanh lọc. Ngân hàng này từng đối mặt với các tin đồn về Bầu Kiên, một “ông trùm kinh doanh” đã bị bắt, sau đó là sự xuất hiện của đại gia Trầm Bê sở hữu, và tiếp tục là cuộc điều tra đối với ông Đặng Văn Thành. Cũng tương tự, đối với ngân hàng Á Châu là hàng lọat cuộc ra đi hoặc điều tra của các “chóp bu” ông Lý Xuân Hải, Trần Xuân Giá, Phạm Trung Cang. Ông Phú cho rằng, kịch bản ông Thành ra đi không có gì là bất ngờ với cả nhà đầu tư và nhân viên. Ông cho rằng, sự việc diễn ra hết sức bình thường, trong khi vẫn chia sẻ, Sacombank đã tổ chức lực lượng giải quyết khủng hoảng 24/24. Sacombank cũng đang vừa hoàn tất cuộc thanh tra dẫn đến sự ra đi của ông Thành, nhưng ông Phú không đưa ra bất kỳ một kết luận gì từ cuộc điều tra. Một phóng viên đặt ra vấn đề sau khi ngân hàng Sacombank bị thanh tra xong, liệu sẽ thanh tra tiếp các công ty con hay không, thì chủ tịch Phú cũng cho biết, chỉ mới nhận được thanh tra tiếp một công ty con chuyên kinh doanh vàng của Sacombank, và bản thân ông vẫn đang chờ đợi. Dù các thông tin sự cố hoặc bê bối với các ngân hàng lớn trong thời gian gần đây, nhưng dường như không có bất kỳ một sự thiệt hại nào lớn, bởi có sự “chống lưng” của ngân hàng nhà nước. Tại Việt Nam, ngay cả các ngân hàng nhỏ cũng chẳng phải bị phá sản mà cách cứu vãn tình thế vẫn là những cuộc mua bán-sáp nhập. Trong khi ngân hàng “hạng top” Sacombank đang phát đi những thông điệp trấn an dư luận về sự chuyển giao thì các ngân hàng “hạng thứ” cũng đang bị phát đi các tin đồn về việc mua bán sáp nhập, như gần nhất là thương vụ HD Bank - Đại Á Bank. Ông Phan Huy Khang, Tổng Giám đốc Sacombank rất tự tin về vai trò mới của ông đối với ê-kíp quản trị mới của ngân hàng: “Vấn đề là không phải ngân hàng nhỏ, to mà là quản trị như thế nào, và chúng tôi đã rất sẵn sàng”. Trong khi ông Phú bộc bạch: “Cái bóng anh Thành quá lớn, và tôi không thể bằng anh ấy. Cái bóng ấy ảnh hưởng rất lớn đến nhân viên Sacombank và bản thân tôi. Thật lòng tôi không muốn chuyển giao. Tâm linh tôi không được bình an. Nhưng tôi vẫn nghĩ với vị trí hiện tại, mình có thể đạt được mục tiêu đưa ngân hàng này thành ngân hàng bán lẻ hàng đầu Việt Nam”. Tuy nhiên, vụ thay đổi của Sacombak cũng khiến các nhà đầu tư ngoại ra đi, như cuộc thoái vốn của ANZ, REE, Temasek, Dragon Capital và Chủ tịch Phú thì không trả lời trực tiếp. |
CHUYÊN MỤC ĐƯỢC TÀI TRỢ BỞI |
![]() |
Công cụ bài viết | |
Kiểu hiển thị | |
|
|
Múi giờ GMT +7. Hiện tại là 07:59 PM |