Các nhà nghiên cứu phát hiện, loài ruồi có thể chứa khoảng 100 mầm bệnh. Điều này là vì, chúng ăn các chất lỏng và bán lỏng, ví dụ như phân
diệt côn trùng trong khách sạn. Việc hấp thu thức ăn liên tục cũng đồng nghĩa, các con ruồi cần phải thải ra lượng lớn phân cùng với các mầm bệnh trên người chúng, bất kỳ ở nơi nào chúng đậu xuống trong thời gian vài giây.
Tuy nhiên, ruồi không phát bệnh vì lối sống bẩn thỉu của chúng. Tiến sĩ Jeff Scott và các cộng sự đến từ Đại học Cornell (Mỹ) đã bắt tay tìm hiểu tại sao lại ruồi lại có khả năng kháng bệnh đó và xem liệu có thể tận dụng điều đó cho lợi ích của loài người hay không.
Trước hết, nhóm nghiên cứu đã giải trình tự các bộ gen của 6 con ruồi nhà cái, tạo ra một chuỗi gen dài 691 Mb. Sau đó, họ so sánh nó với bộ gen 123 Mb của ruồi giấm, tên khoa học Drosophila melanogaster, để phát hiện các phần ADN độc nhất vô nhị ở ruồi
tập tính sinh sản ở loài chuột.
Các chuyên gia phát hiện, loài ruồi nhà chứa nhiều gen miễn dịch hơn loài ruồi giấm. Các gen miễn dịch cũng đa dạng hơn. Tất cả các đặc điểm này giúp chúng được bảo vệ trước vô số mầm bệnh trú ngụ trong cơ thể.
Các kết quả nghiên cứu của có thể giúp chúng ta xử lý chất thải của người và cải thiện môi trường sống, đồng thời mở ra triển vọng cho sự ra đời của các phương pháp chữa bệnh mới đối với con người dựa vào khả năng miễn dịch của ruồi.
[/i][/i]