![]() |
|
#1
|
|||
|
|||
![]() Năm 2007, các hãng game hùa nhau sang Trung Quốc mang về những sản phẩm mang đậm chất võ hiệp Kim Dung, Cổ Long, 'hương' thần thoại Hứa Trọng Lâm và xa hơn một chút là 'vị' binh đao dã sử La Quán Trung. Nếu năm 2006, khuynh hướng phát triển chủ đạo của thế giới trò chơi trực tuyến ở Việt Nam là những trò đơn giản 'casual' với sự lên ngôi của game 'nhảy nhót' Audition, thì đến năm nay, game thủ đang ở trong tình trạng 'sờ đến đâu chạm chưởng Tàu đến đó'. Sự phai nhạt của những trò chơi từng một thời bom tấn như MU, PTV, Con đường tơ lụa, Khan... khiến nhiều người nghĩ "Thế là hết, một chu kỳ trò chơi nhập vai trực tuyến đã qua đi". Tưởng như casual sẽ trỗi dậy để xâm chiếm hoàn toàn thế giới game nhưng đúng lúc đó, Gunbound lại nói lời giã biệt, Audition không còn là chủ đề được bàn tán ở khắp nơi nữa, một sản phẩm khác là Vua bóng đá vừa mới manh nha 'lên tiếng' đầy hứa hẹn cũng đã... ra đi không hẹn ngày về. Những cái tên khác như Crazy Kart, Boom và cả Ghost .. vẫn còn ở dạng 'tiềm năng' hoặc chưa tạo dựng được bao nhiêu ấn tượng. Trong bối cảnh đó, MMORPG đã chứng tỏ nó không phải là một thể loại đã hết thời. Vài cái tên mới được bổ sung, hàng loạt trò chơi cũ nâng cấp lên phiên bản mới. Điểm đặc biệt dễ nhận thấy là mô hình làng game năm nay không còn 'loạn' bản sắc như thuở ban sơ cách đây 2 - 3 năm nữa. Sự thành công của Võ lâm truyền kỳ do VinaGame cung cấp đủ để khiến các hãng khác phải thèm muốn. Nhưng vô tình, chính sự ham thích của quá nhiều game thủ đã trở thành gánh nặng buộc nhà phát hành này phải tìm phương kế tiếp tục chiều chuộng người chơi trong bối cảnh Võ lâm truyền kỳ đã thành 'món cơm' dùng mãi trong nhiều năm và cũng đã đến lúc phải có sự thay đổi. Thêm vào đó, dù có cơ sở khách hàng khổng lồ nhưng số lượng người chơi mới cũng đã lâu không còn gia tăng đáng kể do tâm lý ngại phải 'làm từ đầu' trong một thế giới ảo đã có quá nhiều Trưởng lão, Bang chủ và Cao thủ... Tất cả những yếu tố đó đã trở thành lực đẩy buộc VinaGame phải tiếp tục nâng cấp 'game ruột' của mình lên bản mới Tình nghĩa giang hồ từ đầu tháng 6 này. Ngoài Tình nghĩa giang hồ, VinaGame còn sở hữu 2 thương hiệu kiếm hiệp khác là Phong thần (nguyên tác Hứa Trọng Lâm) và Cửu long tranh bá. 'Mưu đồ bá chủ' của nhà phát hành này nằm ở chỗ họ muốn thôn tính rất nhiều đối tượng game thủ khác nhau, ngoài Tình nghĩa giang hồ là thuần MMORPG thì Phong thần thuộc thể loại nhập vai chiến thuật còn Cửu long được dùng làm mồi nhử khách hàng ưa đồ họa 3D. Sau MU và PTV, FPT Telecom muốn gây dựng lại uy danh. Với tham vọng đó, họ cất công mua về trò chơi có thương hiệu... cỡ 'khổng lồ' là Thiên long bát bộ (nguyên tác Kim Dung). Vũ khí chính được FPT Telecom sử dụng trong cuộc giao tranh thị phần trò chơi Việt Nam nằm ở 'hàng 3D cấu hình trung bình' (tối thiểu Petium III 800 MHz, RAM 256 MB, card đồ họa 32 MB) và 'xây dựng chủ nghĩa anh hùng' với hình tượng "Kiều Phong, người thâu tóm binh quyền cao nhất, có những uẩn khúc cá nhân nhưng yêu hoà bình, giàu lòng nhân ái, luôn mong muốn mang lại cuộc sống tốt đẹp cho muôn dân". Bớt ồn ào hơn, ngày 7/6, Quang Minh DEC cũng cho "hạ sơn" game Thế giới hoàn mỹ: Thiên thượng nhân gian, một trò chơi võ thuật thần thoại của Beijing Perfect World (Trung Quốc). Đường lối tiếp thị của công ty này hơi khác đôi chút so với những nhà phát hành còn lại ở chỗ họ chú trọng đến 'người nổi tiếng'. Đầu tiên, họ lựa chọn gương mặt đại diện cho 'sự hoàn mỹ' của game là Lưu Diệc Phi, cô ca sỹ, diễn viên không quá xa lạ đối với dân mê 'phim chưởng'. Sau đó, Quang Minh DEC tiếp tục 'nhờ' đến ca sỹ nhạc trẻ Đan Trường để khuếch trương thanh thế ở Việt Nam. Asiasoft tỏ ra khá 'hiền dịu' trong năm 2007. Trung thành với đường lối 'casual', công ty này không mua thêm trò chơi nhập vai trực tuyến nào mà chỉ nâng cấp một số trò chơi cũ lên phiên bản mới. Cụ thể, Asiasoft đã mua thêm một ... cái 'Quần' nữa cho Tam Quốc Chí để chuyển từ Quần hùng tranh bá lên Quần long tranh châu. Trò Hiệp khách giang hồ, dù có xuất xứ từ Hàn Quốc nhưng lại mang đậm yếu tố võ công Trung Hoa, cũng đã được lên đời Phá thiên thần tiễn. Tỏ ra thận trọng sau một thời gian dài im hơi lặng tiếng, VDC không muốn 'đơn thương độc mã' trên con đường phát hành game đầy hiểm trở. Nhà cung cấp Con đường tơ lụa đã phải kết hợp với 2 công ty khác là Centech (Việt Nam) và Fonvista (Singapore) để tung ra một trò chơi - không ngoài dự đoán - cũng sặc mùi môn phái: Thiên địa anh hùng. 'Giang hồ' game thủ lại tiếp tục đón nhận một trò chơi mới với hòa thượng Thiếu Lâm, đạo sỹ Võ Đang, gia tộc Đường Môn... 'Người người luyện công, nhà nhà học chưởng' giờ đã trở thành cảnh quen thuộc trong các hàng game online... |
CHUYÊN MỤC ĐƯỢC TÀI TRỢ BỞI |
![]() |
Công cụ bài viết | |
Kiểu hiển thị | |
|
|
Múi giờ GMT +7. Hiện tại là 11:21 PM |