Trở lại   Chợ thông tin Cà phê Việt Nam > XỨ SỞ CÀ PHÊ > Cà phê & Học Tập

Trả lời
 
Công cụ bài viết Kiểu hiển thị
  #1  
Cũ 14-09-2012, 04:02 PM
bef34 bef34 đang online
Senior Member
 
Tham gia ngày: Jun 2012
Bài gửi: 129
Mặc định Sự học ngày nay: Hiếu học hay hiếu danh?

Hệ thống quảng cáo SangNhuong.com

“Sự hiếu học của người Việt chỉ là hám lợi, hám danh, hám bằng cấp!”. Tinh thần hiếu học của người Việt Nam thường có nhiều câu nói, nhiều cách hiểu nên cũng đã có những thành kiến quy kết như vậy. Thật sự, "người Việt hiếu học hay hiếu danh"?

Dân tộc Việt Nam là một dân tộc thông minh và có truyền thống hiếu học, người Việt Nam lấy sự học làm điều căn bản để thực hiện đạo lý làm người. Trong suốt mấy ngàn năm dựng nước và giữ nước, qua mọi giai đoạn thăng trầm của lịch sử, hiếu học là một truyền thống, là nguồn sức mạnh tinh thần luôn được đề cao và coi trọng. (Tượng thờ vua Lý Nhân tông - Quôc Tử Giám - Ảnh Internet)


Tinh thần hiếu học, “vừa học kiến thức vừa hình thành nhân cách” của con người hiện đại không thể và không nên đánh giá theo những quan niệm được quy kết từ các truyện “trạng”, các truyện ‘tiếu lâm”, các truyền thuyết lạc hậu…

Bởi không thể đòi hỏi hiếu học là “học một phải biết mười”. Học một biết một hoặc biết hai là quý lắm rồi! Chỉ nên yêu cầu người học – học một biết một cái đã. Biết cái gì chắc cái đó, biết để làm, biết để có một nghề nghiệp lương thiện. Học để biết, học để không ăn bám, để không mắc bệnh chê trách - đổ thừa, đó cũng là hiếu học. Còn những chuyện, nào là “làm gì để phụng sự nhân loại”, “hãy mang lại vinh quang cho đất nước”, “cải tạo xã hội tốt đẹp”, “thay đổi thế giới ngày mai”, vv… thì để tính sau đi! Bởi nếu không tự lo nỗi cho bản thân, không phụng dưỡng được cha mẹ già yếu, thì so sánh, đòi hỏi chi đến những chuyện cao xa vời vợi?

Tinh thần hiếu học không thể coi như một khẩu hiệu và thực hiện theo nó một cách máy móc. Không phải chỉ những con người có đầy đủ Tài – Đức – Trí - Dũng mới là người hiếu học, bởi trên thế gian này, thực tế có được mấy người toàn vẹn, hoàn hảo như thế?

Trong đời sống hôm nay, học tập là một phần việc mà mỗi người phải theo đuổi suốt đời; ai cũng phải học và ai cũng có thể truyền thụ cho người khác được, ít ra là một vài hiểu biết hay kỹ năng nào đó. Cho nên, đừng quy kết, đừng giáo điều, đừng thỏa thuê chê trách, bởi sự học trong đời sống hiện đại vận hành theo nguyên tắc lợi ích, được thể chế hoá ở quy mô toàn xã hội. Sự học ngày nay ở cả phổ thông và chuyên nghiệp (đại học, cao đẳng, trung học nghề) đều với mục tiêu đào tạo con người, giúp người học tham gia vào hoạt động giáo dục để được trang bị một số tri thức và kỹ năng nhất định, trước mắt là thích ứng với cuộc sống.



Yêu sự học, nhưng sau khi ra trường không thể “làm được cái gì đó” do phải kiếm tiền phụng dưỡng cha mẹ đã vất vả nay đều bệnh tật, chẳng còn sống được bao lâu, như vậy đều bị đánh giá là không hiếu học, là hám tiền, là hám danh sao? - Một học trò nghèo, chăm học, phải vay ít tiền để đi thi và đậu thủ khoa. (Bạn Khánh không có sẵn một tấm hình “kha khá” để đưa cho các phóng viên vì nghèo… Ảnh minh họa: VNE)

Riêng về tinh thần hiếu học của người Việt, đó là một giá trị tinh thần, do một quá trình tích lũy lâu dài, vì thế không thể đánh giá nó theo chủ quan riêng của mình nếu chỉ dựa vào một giai đoạn lịch sử ngắn nào đó, cũng không thể quy kết từ một vài điển tích lạc hậu. Và phê phán tinh thần hiếu học người Việt là hiếu danh, là hám tiền bằng cách trích dẫn phát biểu của người nước ngoài lại càng không nên, vả lại, người được trích dẫn đó có thật là một “thánh tướng rất tốt đẹp” của nhân loại không?

Bởi hiếu học là ham học hỏi, là chí thú trong sự học, không bị đòi hỏi mà vẫn học, dốc lòng dốc sức theo đuổi tiến bộ và, hiếu học cũng còn có ý nghĩa là “yêu mến sự học” nữa! Như một phụ nữ nghèo, làm nghề bán xôi, thương tiếc cho cậu học trò trong xóm bị tai nạn: “Tội nghiệp, nó chăm chỉ học giỏi lắm mà bị nạn như thế!”. Tai nạn đã xảy ra cho nhiều người, nhưng tại sao người phụ nữ này lại chỉ “thiên vị” cậu học trò ham học hơn những người cũng bị tai nạn khác. Đó chính là vì tinh thần “yêu sự học”, vì lòng yêu mến và kính trọng sự học đã có sẵn trong tính cách dân tộc Việt. Có rất nhiều chuyện tương tự như vậy cho thấy, dù chẳng mang lại chút tư lợi nào nhưng chúng ta vẫn luôn yêu mến và xem trọng việc học hành. Tinh thần hiếu học đó luôn có trong tất cả mọi người Việt, dù đang đi học hoặc không còn ở tuổi đến trường.

Cho nên, không thể chỉ vì một ít người trong số tám mươi triệu dân Việt Nam ham bằng cấp như hiện nay (đôi khi họ cần bằng cấp bởi do cuộc sống mưu sinh) mà vội vàng quy kết rằng dân tộc Việt chỉ biết hám danh, hám lợi chứ không hiếu học?

Những định kiến hẹp hòi, quá lý tưởng và đòi hỏi nhân cách phải như thánh hiền” chẳng để làm gì. Vì thế, đối với sự học ngày nay, như GS Ngô Bảo Châu đang cố gắng thành lập quỹ “Vì tinh thần hiếu học” để cổ vũ tinh thần hiếu học của lớp trẻ Việt Nam, chúng ta cũng hãy đánh giá tinh thần hiếu học trên một quan niệm đúng và phù hợp với cuộc sống thời đại thì sẽ mang tính xây dựng tích cực hơn.
Trả lời với trích dẫn


CHUYÊN MỤC ĐƯỢC TÀI TRỢ BỞI
  #2  
Cũ 14-09-2012, 04:03 PM
duyenhai01 duyenhai01 đang online
Senior Member
 
Tham gia ngày: Jun 2012
Bài gửi: 128
Mặc định

Hệ thống quảng cáo SangNhuong.com

bài này hay quá - em xin được copy lại trên svkontum.info nha anh 8->
Trả lời với trích dẫn


  #3  
Cũ 14-09-2012, 04:03 PM
cuahangso5 cuahangso5 đang online
Senior Member
 
Tham gia ngày: Jun 2012
Bài gửi: 130
Mặc định

Okie bạn. Hay thì cứ chia sẻ cho mọi người thôi
Trả lời với trích dẫn


CHUYÊN MỤC ĐƯỢC TÀI TRỢ BỞI
Trả lời


Công cụ bài viết
Kiểu hiển thị

Quyền viết bài
You may not post new threads
You may not post replies
You may not post attachments
You may not edit your posts

vB code is Mở
Mặt cười đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Mở
Chuyển đến

SangNhuong.com



Múi giờ GMT +7. Hiện tại là 01:20 PM



Diễn đàn được xây dựng bởi: SangNhuong.com
© 2008 - 2024 Nhóm phát triển website và thành viên SANGNHUONG.COM.
BQT không chịu bất cứ trách nhiệm nào từ nội dung bài viết của thành viên.