Trở lại   Chợ thông tin Cà phê Việt Nam > XỨ SỞ CÀ PHÊ > Ẩm thực Cà phê > Ẩm Thực Việt Nam

Trả lời
 
Công cụ bài viết Kiểu hiển thị
  #1  
Cũ 26-01-2013, 11:18 AM
seclhanoi seclhanoi đang online
Junior Member
 
Tham gia ngày: Jun 2012
Bài gửi: 7
Mặc định Cà phê dùng phin lọc và sự hình văn hóa Cà phê phin Việt Nam

Hệ thống quảng cáo SangNhuong.com

[h=1]Vào khoảng năm 1806, một nhà khoa học người Mỹ gốc Anh tên Benjamin Thomson (as Count Rumford) đã đăng ký phát minh đầu tiên trên thế giới ở Paris cho nguyên tắc lưới lọc cà phê trong thiết bị pha pha chế cà phê đầu tiên của mình. Và 6 năm sau, 1812 De Belloy đã cải tiến phát minh của Benjamin và đưa ra nguyên mẫu hoàn chỉnh đầu tiên cho thiết bị pha chế cà phê lọc:[/h]

The Original French Drip Pot 1

Đây cũng là nền tảng đầu tiên của việc hình thành và phát triển của các hình thức pha chế cà phê của Phương Tây thay vì hình thức nấu/luộc cà phê của người Ethiopia, Thổ Nhĩ Kỳ. Cùng với sự phổ biến mạnh mẽ của cà phê, quán cà phê tại các nước Châu Âu, các hình thức pha chế và công cụ cũng được dần dần hình thành và thích nghi với văn hóa của từng quốc gia.

EARLY FOREIGN AND AMERICAN COFFEE-MAKING 1

1 - English adaptation of French boiler
2 - English coffee biggin.
3 - Improved Rumford percolator.
4 - Joness exterior-tube percolator.
5 - Parkers steam-fountain coffee maker.
6 - Platows filterer.
7 - Brains Vacuum, or pneumatic filter.
8 - Bearts percolator.
9 - American coffee biggin.
10 - cloth-bag drip pot.
11 - Vienna coffee pot.
12 - Le Bruns cafetière.
13 - Reversible Potsdam cafetière.
14, 15 - Gen. Hutchinsons percolator and urn.
16 - Etruscan biggin

Napiers Vacuum Machine, 1840 1



Thiết bị pha chế cà phê đặc biệt dựa nguyên tắc “Vacumm” - chân không đầu tiên được sáng chế bởi Robert Napier và được thương mại hóa bởi Công ty Thomas Smith & Son (Elkington & Company, Ltd., successors) tại Glasgow, Scotland vào năm 1870.

Ngày 8 tháng 7 năm 1908, màng lọc cà phê bằng giấy đầu tiên đã được một người phụ nữ Đức tên Melitta Bentz sáng chế.

The Tricolette, a Paper-Filter Device fo 1



Đến năm 1921, trong một cuộc Hội chợ thương mại về Cà phê được tổ chức tại New York, người ta đã giới thiệu một dụng cụ pha chế mang tên – Tricolette, cũng dựa trên nền tảng là sử dụng màng lọc kiểu Pháp, Tricolette sử dụng một màng lọc giấy cùng với 2 tầng lọc bằng inox để pha chế cà phê. Thiết bị này cũng bắt đầu cho xu hướng pha chế cà phê kiểu singer server cup – được phổ biết rộng rãi. (mỗi lần pha phục vụ một tách cà phê cho một người.). Phin cà phê Tricolette cũng là nguyên mẫu đầu tiên cho sự hình thành nên Phin Cà phê Việt Nam ngày nay.

Cà phê Phin lọc và nét văn hóa đặc trưng của Cà phê Việt Nam.

Trong dân gian, những phương pháp pha chế cà phê phổ biến tại Việt Nam có thể nhắc tới như: Pha chế cà phê bằng vợt, túi, …và bằng phin cà phê (với các chất liệu nhôm, inox, gốm, sứ….) Tuy nhiên, bằng những ưu điểm như nhỏ gọn, linh hoạt, dễ dàng thao tác và cho chất lượng cà phê ngon, đủ cho nhu cầu của một người thưởng thức, phin cà phê đã trở thành một phương pháp pha chế hết sức phổ biến và mang một nét văn hóa đặc trưng riêng có của cà phê Việt Nam.


Không gian trình diễn pha chế cà phê phong cách Việt Nam
tại Làng cà phê Trung Nguyên - Buôn Ma Thuột

Dựa trên nền tảng phin lọc Tricolette, phin cà phê Việt Nam không sử dụng lớp màng giấy. Phin cà phê phin Việt Nam sử dụng phương pháp lọc thẩm thấu, bản thân cà phê vừa là nguyên liệu và đồng thời là dụng cụ để tham gia vào quá trình lọc. Chọn loại cà phê phù hợp, cho một lượng vừa đủ vào phin, dùng nắp gài ép nhẹ với một áp suất vừa, chế nước sôi theo nhu cầu sử dụng và chờ đợi quá trình thẩm thấu diễn ra. Lớp nước sôi sẽ bắt đầu thẩm thấu qua cà phê một cách chậm rãi, tự nhiên giúp cà phê đạt được độ chín vừa đủ để trích ly. Quá trình trích ly được diễn ra hết sức tự nhiên, chậm rãi không bị cưỡng giống như cà phê Espresso.
Vì vậy, cà phê phin khi uống sẽ cảm giác luôn tươi, vị đằm và tròn rất dễ uống. Độ đậm nhạt của cà phê có thể được điều chình một cách linh hoạt theo cơ địa từng người. Tùy theo sở thích của từng người mà ta có thể thêm đường, hoặc sữa vào ly cà phê hoặc thêm đá lạnh để thỏa mãn sở thích từng người. Khoảng thời gian chờ đợi quá trình trích ly diễn ra và hoàn tất cũng chính là khoảng thời gian để cho người thưởng thức được thư giãn, chậm chậm để tận hưởng những khoảnh khắc của thời gian một cách trọn vẹn ý nghĩa. Đồng thời đây cũng là lúc để con người ta tạm thời lùi lại để suy nghĩ, tư duy về những điều mình đang làm, có một kế hoạch cho tương lai của mình – Cách thưởng thức cà phê với ý niệm như vậy thường gọi là “Triết lý khoảng lùi” trong thưởng thức cà phê Việt Nam.


Trả lời với trích dẫn


CHUYÊN MỤC ĐƯỢC TÀI TRỢ BỞI
Trả lời


Công cụ bài viết
Kiểu hiển thị

Quyền viết bài
You may not post new threads
You may not post replies
You may not post attachments
You may not edit your posts

vB code is Mở
Mặt cười đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Mở
Chuyển đến

SangNhuong.com



Múi giờ GMT +7. Hiện tại là 10:40 PM



Diễn đàn được xây dựng bởi: SangNhuong.com
© 2008 - 2024 Nhóm phát triển website và thành viên SANGNHUONG.COM.
BQT không chịu bất cứ trách nhiệm nào từ nội dung bài viết của thành viên.