Trở lại   Chợ thông tin Cà phê Việt Nam > XỨ SỞ CÀ PHÊ > Du lịch Cà phê

Trả lời
 
Công cụ bài viết Kiểu hiển thị
  #1  
Cũ 14-09-2012, 10:48 AM
pjhuyenhanh pjhuyenhanh đang online
Senior Member
 
Tham gia ngày: Jun 2012
Bài gửi: 127
Mặc định Hoang sơ dòng Ea Puk

Hệ thống quảng cáo SangNhuong.com

Dòng suối Ea Puk với vẻ hoang sơ nguyên vẹn nằm vắt ngang qua Khu bảo tồn thiên nhiên Ea Sô sẽ làm cho bất kỳ ai đến đây đều cảm thấy mê đắm.
So với các khu vực khác, rừng bảo tồn thiên nhiên Ea Sô ít được mọi người biết đến do không thuận tiện về đường đi lại và nằm trong Khu bảo tồn nên việc khai thác du lịch còn đang rất hạn chế, nhưng đây lại chính là điểm mạnh của khu bảo tồn vì đến nơi đây du khách sẽ được thưởng ngoạn một thắng cảnh hoàn toàn còn hoang dã và được trở về với thiên nhiên thật trọn vẹn.

Ðính Kèm 4114
Bắt nguồn từ địa phận huyện Krông Năng (Dak Lak), len lỏi giữa những tán rừng già của Khu bảo tồn thiên nhiên Ea Sô, dòng suối Ea Puk đổ ra sông Ba Hạ của tỉnh Phú Yên
Ðính Kèm 4117
Trải dài trên 25 km, dòng suối Ea Puk nằm vắt ngang Khu bảo tồn thiên nhiên Ea Sô
Ðính Kèm 4112
Với sự hoang sơ gần như còn nguyên vẹn, suối Ea Puk có lúc thật mạnh mẽ...
Ðính Kèm 4111
...có đoạn thật hiền hòa tĩnh lặng.
Ðính Kèm 4113
Trên đường đi của mình, dòng Ea Puk tạo ra những "hồ" nhỏ, nước trong vắt...
Ðính Kèm 4116
với những phiến đá trắng đẹp mắt
Ðính Kèm 4121
Ðính Kèm 4119
Dọc theo hai bờ suối là hệ động thực vật rất phong phú
Ðính Kèm 4115
với nhiều loài thực vật ...
Ðính Kèm 4118
...động vật lạ
Ðính Kèm 4120
Và có không ít cây cổ thụ cũng sống men theo bờ suối này

Khu bảo tồn thiên nhiên Ea Sô nằm trên địa bàn huyện Ea Kar. Địa giới Khu bảo tồn giáp với huyện M’Drăk, Krông Năng (Dăk Lăk); Krông Pa (Gia Lai); Sông Hinh (Phú Yên). Tổng diện tích 27.800ha, trong đó: Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt: 15.959 ha, Phân khu phục hồi sinh thái: 9.816 ha, Phân khu dịch vụ hành chính: 2.025ha. Địa hình rất phong phú và đa dạng, nổi bật là vùng núi cao hiểm trở, chia cắt phức tạp chuyển tiếp từ núi cao đến đồi gò, trảng bằng, đồng cỏ tạo nên một vùng đặc sắc với nhiều kiểu thảm thực vật và được đánh giá là môi trường sống lí tưởng nhất hiện tại ở Việt Nam của nhiều loài động vật rừng thuộc bộ thú móng guốc ăn cỏ. Đây là địa điểm lý tưởng để nghiên cứu khoa học, giáo dục môi trường, phát triển du lịch sinh thái...
Trả lời với trích dẫn


CHUYÊN MỤC ĐƯỢC TÀI TRỢ BỞI
Trả lời


Công cụ bài viết
Kiểu hiển thị

Quyền viết bài
You may not post new threads
You may not post replies
You may not post attachments
You may not edit your posts

vB code is Mở
Mặt cười đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Mở
Chuyển đến

SangNhuong.com



Múi giờ GMT +7. Hiện tại là 11:34 PM



Diễn đàn được xây dựng bởi: SangNhuong.com
© 2008 - 2024 Nhóm phát triển website và thành viên SANGNHUONG.COM.
BQT không chịu bất cứ trách nhiệm nào từ nội dung bài viết của thành viên.