Trở lại   Chợ thông tin Cà phê Việt Nam > XỨ SỞ CÀ PHÊ > Văn hóa Cà phê

Trả lời
 
Công cụ bài viết Kiểu hiển thị
  #1  
Cũ 14-09-2012, 10:10 AM
thienphuong thienphuong đang online
Senior Member
 
Tham gia ngày: Jun 2012
Bài gửi: 148
Mặc định Một vài văn hoá về Đăk Lăk

Hệ thống quảng cáo SangNhuong.com

1. Văn hóa phi vật thể Đắk Lắk có nhiều thành phần dân tộc cùng chung sống, đã tạo nên diện mạo văn hóa đa dạng, phong phú. Trong những dân tộc bản địa định cư lâu đời ở Đắk Lắk, dân tộc Ê đê và M'nông có số dân đông nhất, có nền văn hóa giàu bản sắc truyền thống.
Về văn hóa nhà dài: Các dân tộc bản địa Ê đê, M'nông ở Đắk Lắk có ngôi nhà dài khá độc đáo. Đặc biệt nhà dài của người Êđê giống như chiếc thuyền mang đậm hình ảnh tổ tiên ông bà xưa kia lênh đênh trên biển cả để tìm đất sống. Ngôi nhà dài đã được các sử thi Ê đê ca ngợi: dài như tiếng chiêng ngân, dài bằng một hơi ngựa chạy, dài đến nỗi con **** bay mỏi cánh vẫn không hết v.v... ngôi nhà dài mang đậm nét văn hóa mẫu hệ: do một người phụ nữ cai quản; người chồng được người phụ nữ cưới về ở chung nhà mẹ; con cái sinh ra lấy họ mẹ; chủ bến nước là người phụ nữ trong gia đình; mọi nghi lễ - lễ hội và quản lý cộng đồng do người phụ nữ chỉ đạo.
Về văn học dân gian: Các dân tộc Ê đê, M'nông đều có rất nhiều truyền thuyết, truyện cổ, truyện ngụ ngôn, tục ngữ, thành ngữ, ca dao... và độc đáo nhất là thể loại sử thi (người Ê đê gọi là khan, người M'nông gọi là Ót Nrông). Đắk Lắk đã phát hiện một danh mục sử thi gồm có 165 sử thi M'nông và 92 sử thi Êđê, 35 sử thi J'rai. Hiện nay Đắk Lắk có 1500 nghệ nhân biết kể truyện cổ, sử thi.
Về nhạc cụ dân gian: Hai dân tộc Ê đê và M'nông đều có nhiều loại nhạc cụ khác nhau như: Đing Năm, Ky Pah, Đing Buôt, Cing Kram, Brôh, Đing Tuut... hiện ĐắkLắk có 1300 người biết sử dụng các loại nhạc cụ dân tộc. Nhạc cụ phổ biến nhất của hai dân tộc Êđê và M'nông là cồng chiêng, thông thường bộ chiêng Ê đê có 10 chiếc và bộ chiêng M'nông có 6 chiếc. Riêng dân tộc M'nông còn có nhạc cụ cồng đá (Gong lú). Toàn tỉnh Đắk Lắk có 3.375 bộ cồng chiêng; 8.535 người biết đánh cồng chiêng.
Về nghi lễ - lễ hội: Các dân tộc bản địa Đắk Lắk hiện có hai hệ thống lễ hội, đó là hệ thống lễ hội vòng đời người; hệ thống lễ hội nông nghiệp. Các nghi lễ lễ hội này được tổ chức sau mùa rẫy (từ tháng 11 đến tháng 4). Đặc biệt các lễ hội thường gắn liền với văn hóa cồng chiêng, văn hóa rượu cần, gắn với sự tham gia của cộng đồng trong một không gian rộng lớn của buôn làng, rẫy, nương, bến nước, với ước vọng vươn tới cuộc sống bình đẳng hạnh phúc.
Về mỹ thuật dân gian: Có nghệ thuật chạm khắc gỗ, nghệ thuật trang trí vật dụng, trang trí trên vải, các loại đồ đất nung, đồ kim loại, đồ mộc... trong đó, hoa văn cổ truyền Ê đê, M'nông có nhiều môtíp độc đáo. Hiện nay Đắk Lắk có 5.500 nghệ nhân biết dệt thổ cẩm; 170 nghệ nhân biết tạc tượng nhà ở và tượng nhà mồ.
Về dân ca dân vũ: Các dân tộc bản địa Đắk Lắk có các làn điệu dân ca khá độc đáo, như hát Kưưt, Ay ray, Mun... hướng về ca ngợi cuộc sống, ca ngợi tình yêu lứa đôi, giáo dục cuộc sống gia đình - xã hội. Hiện nay toàn tỉnh có 4.500 nghệ nhân biết hát dân ca (kể cả người già, trung niên, thanh niên và các em nhỏ). Về dân vũ Đắk Lắk có các điệu múa Kông tuôr (trao vòng), múa mời rượu, múa khiêng, múa trống... vẫn còn phổ biến trong các cộng đồng dân tộc Ê đê, M'nông.
Ngày 25-11-2005, UNESCO công nhận "Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên của Việt Nam là kiệt tác di sản văn hóa truyền khẩu và phi vật thể của nhân loại". Sở Văn hóa Thể thao Du lịch đã và đang phối hợp với các cơ quan hữu quan xây dựng Đề án bảo tồn, phát huy di sản văn hóa cồng chiêng giai đoạn 2007-2010.
Sử thi hiện đang được Bộ Văn hóa Thể thao Du lịch chỉ đạo xây dựng hồ sơ trình xét công nhận di sản văn hóa phi vật thể thế giới.
2. Văn hóa vật thể
Bảo tàng tỉnh hiện bảo quản trên 10.000 đơn vị hiện vật, trong đó có nhiều hiện vật quý giá như: Đồ gốm, đồ đá, đồ đồng của người tiền sử và các hiện vật lịch sử cách mạng, hiện vật văn hóa dân tộc.
Trước năm 2004, ngành Văn hóa Thể thao Du lịch đã lập bản hồ sơ danh mục quản lý 72 di tích, lịch sử cách mạng và danh lam thắng cảnh. Sau ngày thành lập tỉnh mới Đắk Nông, số di tích còn lại của Đắk Lắk được đăng ký đưa vào chế độ bảo quản theo Luật Di sản văn hoá, số di tích có đầy đủ yếu tố để lập hồ sơ trình UBND tỉnh công nhận là di tích cấp tỉnh và Bộ Văn hóa Thể thao Du lịch công nhận là di tích quốc gia còn khoảng 23 di tích lịch sử văn hoá và danh lam thắng cảnh.
Hiện nay, tỉnh Đắk Lắk có 10 di tích lịch sử, văn hoá và danh lam thắng cảnh được Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch công nhận là di tích cấp quốc gia. Trong đó có:
05 di tích lịch sử cách mạng là:
- Nhà đày Buôn Ma Thuột, số 18, đường Tán Thuật, phường Tự An, thành phố Buôn Ma Thuột.
- Nhà Biệt điện Bảo Đại, số 02 đường Y Ngông, thành phố Buôn Ma Thuột.
- Đồn điền CADA, xã Ea Yông, huyện Krông Păk
- Hang đá Đắk Tuôr, xã Chư Pui, huyện Krông Bông.
- Đình Lạc Giao, số 67, đường Phan Bội Châu, thành phố Buôn Ma Thuột.
01 di tích kiến trúc: Tháp Chăm Yang Prong, xã Ea Rôk, huyện Ea Súp.
04 di tích danh lam thắng cảnh:
- Hồ Lăk, thị trấn Liên Sơn, huyện Lăk.
- Thác Dray Sáp thượng, xã Ea Na, huyện Krông Ana.
- Thác Drai Kpơr, xã Chư Bông, huyện Ea Kar.
- Thác Drai Dlông, xã Ea Mdroh, huyện Cư M'gar.
Trả lời với trích dẫn


CHUYÊN MỤC ĐƯỢC TÀI TRỢ BỞI
Trả lời


Công cụ bài viết
Kiểu hiển thị

Quyền viết bài
You may not post new threads
You may not post replies
You may not post attachments
You may not edit your posts

vB code is Mở
Mặt cười đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Mở
Chuyển đến

SangNhuong.com



Múi giờ GMT +7. Hiện tại là 09:21 PM



Diễn đàn được xây dựng bởi: SangNhuong.com
© 2008 - 2024 Nhóm phát triển website và thành viên SANGNHUONG.COM.
BQT không chịu bất cứ trách nhiệm nào từ nội dung bài viết của thành viên.