Sơn tĩnh điện là việc phủ một lớp chất dẻo lên bề mặt các chi tiết cần che phủ. Có 2
loại chất dẻo phổ biến là nhựa nhiệt dẻo và nhựa nhiệt rắn. Các loại nhựa nhiêt dẻo là
các chất hình thành một lớp phủ mà không cần phải trải qua quá trình biến đổi cấu
trúc phân tử (như polyetylen, polypropylene, nylon, polyvinyclorua và nhựa nhiệt dẻo
polyyeste). Các loại nhựa nhiệt rắn xếp chéo qua nhau tạo thành một lớp màng vĩnh cửu chịu nhiệt và sẽ không bị tan chảy lại (epoxy, hybrit, uretan polyester, acrylic,
polyester triglycidyl isoxyanuric (TGIC)). Sơn tĩnh điện còn được gọi là sơn khô vì tính chất phủ ở dạng bột của nó và khi sử dụng nó sẽ được tích một điện tích (+) khi đi qua một thiết bị được gọi là súng sơn tĩnh điện, đồng thời vật cần sơn cũng sẽ được tích một điện tích (-) để tạo ra hiệu ứng bám dính giữa bột sơn và vật sơn.
Sơn tĩnh điệnlà 1 phương pháp phun sơn ứng dụng nguyên lý công nghệ tĩnh điện có nghĩa là tích điện cho bột sơn và phun vào bề mặt cũng được tích điện bằng súng phun và tạo ra liên kết mạnh giữa bột sơn và vật cần sơn .Sơn tĩnh điện có thể được sử dụng cho hầu hết các mặt hàng kim loại có thể chịu được các điều kiện bảo dưỡng thông thường (180-200°C trong khoảng thời gian 10-20 phút) và có thể phù hợp trong lò công nghiệp. Các sản phẩm khác như MDF, thủy tinh và nhựa cũng có thể được sơn tĩnh điện. Có rất nhiều loại sơn phù hợp với phạm vi rộng rãi các mặt hàng có thể được sơn.Nhiều sản phẩm mà chúng ta sử dụng hàng ngày đều được sơn tĩnh điện. Ví dụ như: Máy giặt, máy tính, tản nhiệt, khung cửa sổ kim loại, hợp kim bánh xe, đồ nội thất,… Cũng giống như các loại sơn khác, hỗn hợp các
thành phần của sơn tĩnh điện có thể được điều chỉnh cho phù hợp với mục đích sử dụng cuối cùng .Nó có khả năng chống chịu những tác động của thời tiết cho các cửa sổ ở bên ngoài, chống trầy xước cho đồ nội thất và kháng hóa chất cho các thành phần xe. Sơn tĩnh điện rất phong phú về màu sắc, điều đó thuận lợi trong việc lựa chọn một màu sắc cho bề mặt và độ sáng bóng của sản phẩm theo ý thích của mình