PDA

View Full Version : Bệnh gai cột sống


vua_biotech
18-09-2012, 02:18 PM
Gai cột sống là bệnh trong đó có sự phát triển không mong muốn của xương hoặc sụn đã bị thoái hóa.

Gai thường có ở xung quanh khớp xương và đĩa liên sống. Nhiều người than phiền bị gai cột sống và cho là gai gây ra đau lưng, đau cổ.

24921
Thực ra, gai là do sự hóa già của xương và sụn và bản thân gai không gây đau. Đa số người trên 60 tuổi thường có những chồi xương này mà không biết và chỉ tình cờ tìm ra khi chụp hình X-quang cơ thể trong khi chẩn đoán một bệnh nào khác.

Tuy nhiên, 42% những trường hợp gai này một lúc nào đó có thể đưa tới đau cổ, lưng, lan ra tứ chi, yếu bàn tay bàn chân.

Chữ Gai cũng không chính xác vì chồi xương trơn tru, dài vài mi li mét và là phần nhô ra của xương.

Ôn lại về cột sống

Xương sống trẻ sơ sinh có 33 đốt: 7 đốt cổ, 12 đốt ngực, 5 đốt thắt lưng, 5 đốt hông và 4 đốt cụt.

Tới khi trưởng thành, các đốt hông và cụt dính lại với nhau, chỉ còn lại hai xương cùng và xương cụt. Vì thế cột sống người trưởng thành có 26 xương.

Cột sống nâng đỡ sức nặng các phần ở bên trên của cơ thể là đầu, mình, hai tay.

Cột sống chạy từ đáy hộp sọ xuống tới cuối lưng, bao bọc và bảo vệ dây cột sống (spinal cord). Dây cột sống gồm có các tế bào thần kinh, các bó sợi thần kinh kết nối tất cả các bộ phận của cơ thể với não bộ. Từ cột sống, phát xuất 32 đôi dây thần kinh tủy sống.

Xương sống ăn khớp với hộp xương sọ, xương sườn, đai hông và là nơi bám của các cơ lưng.

Cột sống không đứng ngay thẳng mà có nhiều đoạn hơi cong để chịu sức nặng cơ thể hữu hiệu hơn trong các thế đứng khác nhau.

Các đốt xương sống được dây chằng và hơn 400 cơ bắp nho nhỏ neo giằng hỗ trợ.

Dây chằng (ligament) là một băng mô liên kết xơ cứng, mầu trắng, nối hai xương với nhau ở vùng khớp. Các dây này không đàn hồi nhưng có thể uốn cong, giữ cho khớp mạnh hơn và giới hạn sự chuyển động của khớp về một phía nào đó.

Nằm giữa các đốt xương là một cấu trúc dẹp (đĩa liên sống) cấu tạo bằng chất collagen rất bền chắc dùng làm chất đệm cho đốt xương, chống đỡ với sức mạnh va chạm. Khi mới sanh, nước chiếm 80% thành phần cấu tạo đĩa và đĩa mềm sốp. Tới tuổi gia tăng, nước trong đĩa khô dần. Vì đĩa không có mạch máu nuôi dưỡng, cho nên khi bị tổn thương thì không tự lành được.

http://www.youtube.com/watch?v=hqEowTij8RQ
Nguyên nhân

Có ít nhất 3 nguyên nhân để giải thích sự hiện diện của gai cột sống:



Gai xương có thể là kết quả của việc xương tự tu bổ sau khi liên tục bị chấn thương như sức ép, va chạm, cọ xát. Thí dụ những người làm nghề khuân vác nặng, người quá kí tăng áp lực lên xương khớp, người có dáng đi đứng không ngay ngắn khiến cột sống xiêu vẹo
Khi đĩa liên sống hư hao, xẹp xuống, dây chằng giữa các đốt sống sẽ chùng giãn, khớp chuyển động nhiều hơn

Phản ứng tự nhiên của cơ thể với sự chùng giãn này là làm cho dây chằng dầy lên để có sức giữ vững cột sống.
Lâu ngày, calci sẽ tụ lại trên dây chằng và tạo ra các gai hoặc chồi xương.
Dây chằng ở trong ống cột sống cũng có thể dày lên, ống thu hẹp, ép vào dây thần kinh và gây ra các dấu hiệu bệnh.


Gai là một diễn tiến của sự hóa già. Đĩa sụn và xương bị thoái hóa, hao mòn, mặt xương khớp gồ ghề và gai mọc ra. Đó là bệnh viêm xương khớp, thường thấy ở người tuổi cao.


Nói chung, các yếu tố như Di truyền, kém dinh dưỡng, nếp sống không lành mạnh, dáng điệu đứng ngồi xấu, chấn thương liên tục (do thể thao, tai nạn xe cộ) là những rủi ro đưa tới sự thoái hóa xương khớp và tạo gai nhanh hơn.

Bệnh thường thấy ở người cao tuổi khi cột sống bắt đầu thoái hóa với tuổi già và thường có nhiều ở nam giới hơn là nữ giới. Tuy nhiên nữ giới ở tuổi mãn kinh cũng hay bị gai cột sống.

Dấu hiệu

Đa số bệnh gai cột sống không gây ra dấu hiệu triệu chứng gì.
Tuy nhiên khi gai cọ xát với xương khác hoặc các phần mềm ở xung quanh như dây chằng, rễ dây thần kinh thì bệnh nhân mới thấy đau.
Đau thường xuất hiện ở cổ, thắt lưng, đặc biệt là khi bệnh nhân đứng hoặc đi.
Đau lan xuống vai với nhức đầu khi gai ở cột sống cổ, lan xuống lưng, chân khi gai ở cột sống lưng.
Cơn đau tăng khi cử động, giảm khi nghỉ do đó sẽ đưa tới giới hạn cử động ở các phần này.
Khi dây thần kinh bị chèn ép, bệnh nhân cảm thấy đau ở tay và chân, cơ bắp yếu. Nếu ống tủy bị quá thu hẹp, bệnh nhân sẽ có rối loạn đại tiểu tiện, mất cảm giác.
Ngoài gai cột sống, các dấu hiệu vừa kể cũng thấy trong bệnh tiểu đường, rối loạn tuần hoàn ở tứ chi, u, viêm hoặc nhiễm trùng cột sống. Một số dấu hiệu của gai cột sống cũng tương tự như ở các bệnh viêm thấp khớp, chấn thương lưng, đứt đĩa liên sống.

Cần phân biệt Gai cột sống với Thoái hóa cột sống, đau thần kinh tọa, thoát vị đĩa đệm. Sự phân biệt căn cứ vào dấu hiệu và y sử của mỗi trường hợp.

Chụp hình X-quang là phương thức rõ ràng để phân biệt gai cột sống với các bệnh vừa kể.

Trong bệnh gai cột sống, chồi nhô ra từ xương sẽ hiện rõ rệt trên phim X-quang.
Trong thoái hóa cột sống và thoái vị đĩa đệm, trên phim X-quang sẽ thấy có thay đổi về cấu trúc và vị trí của đốt sống và khớp như đĩa đệm xẹp hoặc lòi ra, khoảng cách liên sống hẹp lại, đốt sống hao mòn.
Đau thần kinh tọa được chẩn đoán qua dấu hiệu triệu chứng của bệnh như đau từ mông chạy dọc xuống phía sau của chân, đau khi cử động, duỗi chân.


Biến chứng

Bình thường gai cột sống xuất hiện nhiều hơn ở cạnh hoặc phía trước cột sống cho nên gai không cọ sát với rễ dây thần kinh hoặc với tủy sống ở phía sau, do đó gai ít gây ra các biến chứng nguy hiểm.

Tuy nhiên, một số trường hợp hiếm có thể xảy ra là gai gẫy, mảnh gẫy chạy vào giữa khớp xương, gây khó khăn cho sự co ruỗi khớp hoặc khi gai đè vào rễ dây thân kinh và gây ra mất cảm giác ở tay chân.

Điều trị

Nếu gai không gây đau, không cần điều trị.

Bệnh nhân tìm tới bác sĩ khi các cơn đau và các khó khăn khi cử động khiến cho họ phải giới hạn các hoạt động bình thường và ảnh hưởng tới nếp sống.

Khi gai gây đau thì sự điều trị tập trung ở nguyên nhân gây ra gai, dấu hiệu bệnh hoặc sự hiện diện của gai.


Với nguyên nhân, việc giảm cân để giảm sức nặng lên xương khớp là điều cần làm.
Điều trị dấu hiệu đau gồm có nghỉ ngơi khi sưng viêm, chườm nước đá, uống thuốc chống viêm không có steroid như paracetamol, ibuprofen.


Trong trường hợp đau nhiều, bác sĩ có thể chích thuốc steroid tại chỗ để giảm viêm và đau của cơ bắp.

Thuốc viên steroid là thuốc chống viêm rất mạnh và rất công hiệu để trị viêm. Tuy nhiên, thuốc có nhiều tác dụng không muốn nếu dùng không đúng cách và không có chỉ định của bác sĩ. Dùng lâu, steroid có thể đưa tới mục xương, cao huyết áp, giữ nước trong cơ thể.

Xin lưu ý là, hiện nay tại Việt Nam, có nhiều thuốc chống đau nhập cảng hoặc sản xuất tại chỗ gọi là đông dược mà lại có pha thêm steroid. Tác dụng chống viêm sẽ mau hơn nhưng tác dụng phụ có hại cũng rất nhiều. Bộ y tế Việt Nam đã nhiều lần báo động dân chúng về vấn đề này.

- Gai cột sống có thể được cắt bỏ với vi phẫu thuật rất chính xác. Nhưng sau khi cắt, gai có thể mọc trở lại.

Cắt bỏ chỉ được chỉ định khi gai chèn ép vào hệ thần kinh, gây ra các dấu hiệu như tê chân tay, rối loạn đại tiểu tiện, đau lan tới tứ chi và ảnh hưởng xấu tới sinh hoạt thường nhật

Châm cứu có thể làm giảm đau một phần nào ở phần mềm nhưng không có tác dụng vào tình trạng viêm sưng cũng như khi gai tác động lên rễ dây thần kinh não tủy.

Vật lý trị liệu, thoa bóp, luyện tập xương khớp, thực hành yoga cũng giúp giảm ảnh hưởng của gai.

Kết luận

Một trong nhiều nguyên nhân chính gây ra gai cột sống là thoái hóa viêm xương khớp.

Ta có thể tránh viêm xương khớp bằng cách thường xuyên vận động cơ thể để xương khớp, cơ bắp bền mạnh hơn; giảm cân nếu mập phì; tránh các chấn thương lên xương khớp và ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng mà cơ thể cần.

vinatex
18-09-2012, 02:18 PM
Bệnh gai cột sống là sự phát triển thêm ra của xương trên thân đốt sống, đĩa sụn hay dây chằng quanh khớp. Gai cột sống hay gặp ở nam và tăng theo độ tuổi.

Có 3 nguyên nhân chính gây ra bệnh gai cột sống là viêm khớp cột sống mãn tính, sự lắng đọng canxi ở các dây chằng, gân tiếp xúc với cột sống và chấn thương.

Phần lớn gai cột sống xuất hiện ở mặt trước và bên, hiếm khi mọc ở phía sau, do đó ít chèn ép vào tủy và rễ thần kinh. Triệu chứng thường gặp là đau vai, đau thắt lưng, tay bị tê...

Khi bị gai cột sống, nên dùng thuốc kết hợp với phương pháp châm cứu, vật lý trị liệu, tập thể dục thường xuyên. Bên cạnh đó, hạn chế làm việc nặng như bê vác, nên chơi các môn thể thao nhẹ nhàng như bơi lội, tập aerobic, yoga. Các biện pháp mát-xa, vật lý trị liệu bằng hồng ngoại, sóng ngắn, điện xung, tập phục hồi chức năng là các biện pháp áp dụng tốt, không có hại. Chế độ ăn gồm các thức ăn sao cho tránh béo phì, hoặc tăng cân như hạn chế chất béo nhất là mỡ động vật, ngược lại cần tăng cường ăn rau quả.

Khi được bác sĩ chẩn đoán gai cột sống, một số bệnh nhân thường nghĩ ngay đến việc mổ để cắt đi “cái gai” đáng ghét này! Nhưng thực tế việc điều trị bệnh gai cột sống thường nghiêng về bảo tồn. Những thuốc thường dùng là nhóm giảm đau kháng viêm không steroid, nhóm giãn cơ. Đôi khi người ta dùng một số dụng cụ nâng đỡ như nẹp cổ... để giảm bớt gánh nặng lên các đốt sống bị bệnh.

Các phương pháp điều trị hỗ trợ gồm châm cứu, vật lý trị liệu (giúp giảm đau và tăng vận động ở một số cơ khớp bị ảnh hưởng), tập thể dục đều đặn. Cần tránh những môn nặng bắt cột sống phải chịu một trọng lượng lớn như đẩy tạ, nhảy cao... Nên tập các môn thể thao dưới nước như bơi lội, aerobic để giúp giảm sức nặng của cơ thể.

Yoga cũng là một phương pháp giúp giảm trọng lượng cơ thể lên phần đốt sống bệnh, đồng thời làm thư giãn vùng cơ bị ảnh hưởng.

Bệnh nhân phải đảm bảo trọng lượng cơ thể vừa phải, tránh tăng trọng quá mức. Về chế độ ăn, một số nghiên cứu cho rằng nên thêm muối để giúp cơ thể tái hấp thu một phần canxi vào máu.

Phẫu thuật được đặt ra khi có sự chèn ép vào tủy, làm hẹp ống tủy hoặc các rễ thần kinh ở cột sống. Tuy nhiên, không phải cứ lấy gai đi là bệnh sẽ hết vĩnh viễn vì gai xương có thể mọc lại ở cùng vị trí cũ.

Bác có thể đến khám và tư vấn, điều trị tại Chuyên Khoa Cơ Xương Khớp của các bệnh viện.

thanhhai
18-09-2012, 02:18 PM
Ai đã từng biết đến chứng bệnh gai cột sống hẳn sẽ rất ám ảnh với cái chứng đau nhức, nó gây ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống.

Dân gian cho rằng những cái gai này phát sinh là do thừa canxi và chính là nguyên nhân gây đau, do đó, cần phải “nhổ” những cái gai này đi và kiêng các thức ăn giầu canxi để gai không phát triển thêm. Điều này có đúng ?

Chương trình “Bác sĩ gia đình” đã có cuộc toạ đàm với BS Tăng Hà Nam Anh” – Giảng viên chấn thương chỉnh hình ĐH Y Dược TP.HCM xoay quanh vấn đề này.

- Hỏi : Tại sao cột sống có gai thưa BS ?
- Đáp : Khi cơ thể trưởng thành đến một giai đoạn nào đó sẽ lão hoá, “gai” chính là quá trình lão hoá tự nhiên của khớp, hay nói cách khác bệnh gai cột sống chính là bệnh thoái hoá các khớp. Gai thường xuấth iện ở đốt sống cổ và thắt lưng, vì hai bộ phận này hoạt động nhiều nhất, nên dẫn đến tình trạng khớp thoái hoá nhanh.

- Hỏi : Đối tượng nào thường bị gai cột sống ?
- Đáp : Thường sau 45 tuổi, người ta dễ mắc bệnh gai cột sống. Tuy nhiên, điều này còn phụ thuộc vào yếu tố môi trường và gia đình. Nếu trong gia đình có người thân bị gai cột sống thì sẽ có nguy cơ cao khớp bị thoái hoá sớm hơn. Yếu tố môi trường chính là công việc, nếu những người phải làm việc có khuân vác nặng, ngồi nhiều, đứng nhiều…thì cũng dễ bị bệnh hơn. Khảo sát đối tượng vận động viên thì cũng cho thấy, vận động viên cử tạ bị thoái hoá cột sống nhanh hơn do phải nhấc vật nặng, trọng lượng đè lên cột sống làm cột sống nhanh mòn và yếu đi. Ngoài ra, bệnh thường gặp ở người cao tuổi khi cột sống bắt đầu thoái hoá với tuổi già và thường có nhiều ở nam giới hơn nữ giới. Tuy nhiên, nữ giới tuổi mãn kinh cũng hay bị gai cột sống hơn.

- Hỏi : Triệu chứng của bệnh là gì thưa BS ?
- Đáp : Triệu chứng thường gặp khiến người bệnh phải đi khám là đau thắt lưng, đua vai hoặc cổ, lan xuống cánh tay, tê tay…đôi khi làm giới hạn vận động ở cổ, vai, thắt lưng. Phần lớn gai cột sống gây đau là do tiếp xúc với dây thần kinh hoặc các xương đốt sống khi cử động.

- Hỏi : Có phải những cía gai chính là nguyên nhân gây đau và cần phải “nhổ” chúng đi ?
- Đáp : Nhiều người cho rằng những cái gai này đâm vào cột sống nên gây đau, nhưng trên thực tế, bản thân gai không gây đau, đau là do hệ thống cơ và dây chằng bị yếu Hiện không có thuốc nào có thể làm tiêu những cái gai này đi và cũng không cần “nhổ” chúng đi. Gai chỉ là biểu hiện của thoái hoá khớp hơn là nguyên nhân gây đau. Ví dụ, đau vùng gót chânmột thời gian dài mới chụp thấy gai, nhưng nhiều người bị ám ảnh cái gai này và đòi phải mổ cắt gai. Thực ra gai chỉ là do lắng tụu canxi trên cân gan chân bị viêm lâu ngày. Nhưng một khi đã ghim ý nghĩ gai trong đầu thì nếu BS chưa mổ lấy đi thì chưa an tâm và cứ bị đau kéo dài.

- Hỏi : Dân gian cho rằng, khi bị gai cột sống thì khôgn nên ăn thức ăn giầu canxi, điều này đúng không ?
- Đáp : Quan niệm này sai lầm không có cơ sở khoa học. 90% canxi khi ăn vào đều được thải ra đường phân, chỉ có là 10% được hấp thụ. Ngoài ra, lượng canxi trong máu được kiểm soát rất chặt chẽ, không để tăng lên quá mức hoặc giảm quá mức. Điều này cho thấy, ăn nhiều canxi không ảnh hưởng, không làm gai mọc nhiều hơn.

- Hỏi : Vậy, khi bị gai cột sống thì cần làm gì để giảm đau ?
- Đáp : Tập vật lý trị liệu là biện pháp hữu hiệu giúp tăng cường sức khoẻ cho cơ và dây chằng, giữ cho cột sống luôn vững chắc, khoẻ thì sẽ khôgn đau nữa. Thật ra, vật lý trị liệu là những động tác thể dục mà thôi, nhưng yêu cầu phải tập đúng kỹ thuật và điều nay sẽ đo BS chuyên khoa hướng dẫn.

- Hỏi : Phòng ngừa bệnh gai cột sống bằng cách nào thưa BS ?
- Đáp : Chú ý luôn giữ cho lưng thẳng, tránh ngồi hoặc đứng quá lâu khi làm việc, tránh khom lưng, khuân vác hay nhấc vật nặng….để không gây áp lực lên cột sống. Ngoài ra, cần chú ý tránh loãng xương, đặc biệt là ở người cao tuổi và phụ nữ mãn kinh bằng cách ăn uống đầy đủ, nhất là các thực phẩm giầu canxi, tập thể dục, thể thao hợp lý và đều đặn.

- Hỏi : Thưa BS, có thể chữa khỏi hoàn toàn bênh gai cột sống không ?
- Đáp : Như đã nói, gai cột sống là một quá trình lão hoá tự nhiên theo thời gian, tuổi tác, do đó rất khó tránh khỏi. Hiện không có phương pháp nào chữa khỏi hoàn toàn. Tuy nhiên, nhiều người có gai cột sống nhưng hoàn toàn không đau và khoẻ mạnh. Nguyên nhân là do họ biết cách giữ cho cột sống khoẻ, không thực hiện các động tác gây đau như cúi, khom, đứng ngồi lâu..Theo bacsygiadinh

grdoor
18-09-2012, 02:18 PM
Bệnh gai cột sống là sự phát triển thêm ra của xương trên thân đốt sống, đĩa sụn hay dây chằng quanh khớp.
Gai cột sống hay gặp ở nam và tăng theo độ tuổi.

Có 3 nguyên nhân chính khiến bạn bị gai cột sống là viêm khớp cột sống mãn tính, sự lắng đọng canxi ở các dây chằng, gân tiếp xúc với cột sống và chấn thương. Phần lớn gai cột sống xuất hiện ở mặt trước và bên, hiếm khi mọc ở phía sau, do đó ít chèn ép vào tủy và rễ thần kinh.

Triệu chứng thường gặp là đau vai, đau thắt lưng, tay bị tê...

Khi bị gai cột sống, bạn nên dùng thuốc kết hợp với phương pháp châm cứu, vật lý trị liệu, tập thể dục thường xuyên. Bên cạnh đó, hạn chế làm việc nặng như bê vác, nên chơi các môn thể thao nhẹ nhàng như bơi lội, tập aerobic, yoga. Các biện pháp mát-xa, vật lý trị liệu bằng hồng ngoại, sóng ngắn, điện xung, tập phục hồi chức năng là các biện pháp áp dụng tốt, không có hại. Chế độ ăn gồm các thức ăn sao cho tránh béo phì, hoặc tăng cân như hạn chế chất béo nhất là mỡ động vật, ngược lại cần tăng cường ăn rau quả.

BS. Nguyễn Hải

thienphuong
18-09-2012, 02:18 PM
Gai cột sống là sự phát triển thêm ra của xương trên thân đốt sống, đĩa sụn hay dây chằng quanh khớp. Nguy cơ mắc bệnh này tăng theo độ tuổi và nam bị nhiều hơn nữ

Có 3 nguyên nhân chính dẫn đến gai cột sống:

Viêm khớp cột sống mãn tính: Quá trình viêm ảnh hưởng đến phần sụn đốt sống, lâu ngày phần sụn này bị hao mòn dần, khiến bề mặt trơn láng của nó trở nên thô ráp, xù xì và cuối cùng hai bề mặt xương tiếp xúc, cọ sát lên nhau. Đến lúc này, cơ thể sẽ có một quá trình tự điều chỉnh để khắc phục hiện tượng trên, nhưng kết quả của quá trình chỉnh sửa lại là sự hình thành gai xương. Do đó, có thể nói gai xương là một đáp ứng tự nhiên của cơ thể đối với phản ứng viêm.

Sự lắng đọng canxi ở các dây chằng, gân tiếp xúc với đốt sống: Trường hợp này thường gặp trong thoái hóa cột sống ở người lớn tuổi; đó là sự lắng đọng canxi dưới dạng calcipyrophosphat. Thoái hóa cột sống là một rối loạn có thể dẫn đến mất cấu trúc và chức năng bình thường của cột sống. Sự thoái hóa có thể xảy ra ở một trong các thành phần cấu tạo của cột sống: xương đốt sống, đĩa sụn, các dây chằng bám quanh khớp. Quá trình thoái hóa làm mất nước (chiếm 80% trong sụn) và biến đổi một số chất, làm sụn khớp dễ bị canxi hóa.

Chấn thương: Chấn thương làm hư hại xương hoặc khớp ở cột sống, và phản ứng của cơ thể để sửa chữa nơi bị tổn thương sẽ dẫn đến sự hình thành gai cột sống. Trong trường hợp này, gai cũng có thể hình thành từ sự lắng đọng canxi ở dây chằng đã dày lên do phản ứng viêm.

Nhiều người vẫn nghĩ gai có thể mọc rất dài và đâm vào tủy hoặc các thành phần khác... Thật ra, gai thường chỉ có chiều dài vài milimet. Phần lớn gai cột sống xuất hiện ở mặt trước và bên, hiếm khi mọc ở phía sau, do đó ít chèn ép vào tủy và rễ thần kinh.

Triệu chứng thường gặp khiến bệnh nhân phải đi khám là đau thắt lưng, đau vai hoặc cổ, lan xuống cánh tay, tê tay..., đôi khi làm giới hạn vận động ở cổ, vai, thắt lưng. Phần lớn gai cột sống gây đau do tiếp xúc với dây thần kinh hoặc các xương đốt sống khi cử động.

Khi được bác sĩ chẩn đoán gai cột sống, một số bệnh nhân thường nghĩ ngay đến việc mổ để cắt đi “cái gai” đáng ghét này! Nhưng thực tế việc điều trị bệnh gai cột sống thường nghiêng về bảo tồn. Những thuốc thường dùng là nhóm giảm đau kháng viêm không steroid, nhóm giãn cơ. Đôi khi người ta dùng một số dụng cụ nâng đỡ như nẹp cổ... để giảm bớt gánh nặng lên các đốt sống bị bệnh.

Các phương pháp điều trị hỗ trợ gồm châm cứu, vật lý trị liệu (giúp giảm đau và tăng vận động ở một số cơ khớp bị ảnh hưởng), tập thể dục đều đặn. Cần tránh những môn nặng bắt cột sống phải chịu một trọng lượng lớn như đẩy tạ, nhảy cao... Nên tập các môn thể thao dưới nước như bơi lội, aerobic để giúp giảm sức nặng của cơ thể.
Yoga cũng là một phương pháp giúp giảm trọng lượng cơ thể lên phần đốt sống bệnh, đồng thời làm thư giãn vùng cơ bị ảnh hưởng.

Bệnh nhân phải đảm bảo trọng lượng cơ thể vừa phải, tránh tăng trọng quá mức. Về chế độ ăn, một số nghiên cứu cho rằng nên thêm muối để giúp cơ thể tái hấp thu một phần canxi vào máu.

Phẫu thuật được đặt ra khi có sự chèn ép vào tủy, làm hẹp ống tủy hoặc các rễ thần kinh ở cột sống. Tuy nhiên, không phải cứ lấy gai đi là bệnh sẽ hết vĩnh viễn vì gai xương có thể mọc lại ở cùng vị trí cũ.

vua_biotech
18-09-2012, 02:18 PM
2 bào thuốc dân gian chia sẻ trên mạng, tham khảo thử xem thế nào chứ chưa kiểm định, nhìn cung tốt (ko hết thì cũng chi mất chút công thôi:)

Bài 1: Chữa bệnh gai cột sống bằng hạt đu đủ chín

Chào mọi người,

Tình cờ có người chỉ cho bài thuốc chữa bệnh gai cột sống. Tôi cũng đã chỉ lại cho vài người (đã có 2 người báo kết qu3a rất tốt, mấy người kia thì chưa gặp lại). Ghi ra đây cho người tham khảo:

Bước 1: Lấy 1 ly nhỏ hạt đu đủ chín (cao khoảng 5cm, miệng rộng khoảng 2cm-3cm, đít ly nhỏ, tôi tả theo dáng cái ly mà người bác chỉ bài thuốc đưa tôi xem). Nhớ lấy hạt chín thôi (hạt chín thường có màu đen đen).
Bước 2: Bỏ hạt chín vào miếng vải mùng bóp nhè nhẹ cho dập cái màng nước, bỏ lóp màng đó đi, sau đó thấm bớt nước, nhưng nhớ để hạt hơi ẩm ẩm chứ đừng để hạt khô qu1a.
Bước 3: Giã hạt đu đủ cho nát, nằm úp xuống và đặt 1 miếng vải mùng lên chỗ đốt sống lưng bị gai (nên chụp X-Quang để biết chính xác mình bị ở đốt sống lưng thứ mấy, nếu người nào không chụp X-Quang thì đặt hạt đu đủ ở chỗ bị đau), rồi bỏ hạt đu đủ lên, sau đó lấy một dảy mùng dài cột chặc lại cho khỏi rớt. Nằm khoảng 15 phút, sau đó đắp lớp thứ 2. Lưu ý là khi đắp sẽ có cái cảm giác rứt rứt ở da do nước hạt đu đủ thấm vào da
Hàng ngày cứ đắp như vậy khoảng 1 tháng. Sau đó tùy theo tình hình bệnh mà tiếp tục thên vài ngày hay ngưng hẳn.
Hy vọng có thể giúp cho ai bị bệnh gai cột sống ít nhiều


Bài 2: Trị bệnh GAI CỘT SỐNG bằng NGẢI CỨU:

Nghe đám nhân viên ngồi bàn tán về việc trị bệnh gai cột sống và cuối cùng là phải mổ xẻ…ông sếp lớn tuổi, dân miền quê liền tham gia:

“Không có mổ xẻ gì hết, nguy hiểm lắm, tụi bây về làm như vầy….bệnh sẽ khỏi, cứ làm đi rồi bây sẽ thấy, nó như thuốc thần thuốc tiện vậy!”

Nội dung bài thuốc và cách trị như sau:

- Nguyên liệu: Rau (hay cỏ gì đó) ngải cứu, dấm nuôi, mãnh vải thưa, mỏng, mềm bằng sợi cotton.

- Cách chế biến:

* Ngải cứu rửa sạch để ráo, thái (sắt) nhỏ, giả nát.
* Dấm nuôi đun thật nóng.

- Cách điều trị: Tối trước khi đi ngủ, người bệnh nằm dài, lưng trần. Dùng mãnh vải, gói một nhúm thuốc (Ngải cứu giã nhiễn vào dấm nuôi đã đun nóng), xoa dọc theo xương sống chừng 15 phút, trong quá trình xoa, thuốc được hâm nóng thường xuyên.

- Thời gian điều trị: Ít nhất là một tháng. Nên kiên nhẫn thực hiện trong 3 tháng.

Tuy đơn giản, nhưng khó thực hiện vì phải duy trì độ nóng cho thuốc.

Bà xã nhà tôi bị trượt đĩa đệm, đau lưng hoài, tôi cũng đè ra làm luôn…nghe chừng cũng êm. Không biết có phải do bài thuốc này hay không.

Mong được ý kiến đóng góp.

keithng
18-09-2012, 02:18 PM
Clip tìm hiểu và chữa trị

Tìm hiểu về bệnh thoái hóa cột sống

http://www.youtube.com/watch?v=yxfRux6VsJQ

camphat
18-09-2012, 02:18 PM
Phương pháp trị liệu thần kinh cột sống là gì

http://www.youtube.com/watch?v=h_TOZfZdnkA

ptchien
18-09-2012, 02:18 PM
Thiếu Lâm Thập Tam Cứu - Trị gai cột sống

http://www.youtube.com/watch?v=jhObGq70dJw

goldenbee.admin
18-09-2012, 02:18 PM
Phương pháp thần kinh cột sống trị lệch đĩa đệm

http://www.youtube.com/watch?v=X24DQ7u6f6Q