tran.the386
18-07-2015, 11:07 AM
Trong những năm gần đây ở Nhật Bản, từ “sweets” trong tiếng Anh bắt đầu được sử dụng để chỉ các loại bánh kẹo nói chung. Tour du lich nhat ban gia re (http://dulichnhatban.travel/) Nhưng sẽ thật không phải nếu xếp wagashi, loại bánh kẹo truyền thống dùng với trà vào cùng nhóm với các loại bánh kẹo thông thường này. Wagashi có vai trò riêng trong các nghi lễ xã hội và cũng vì thế nên nó rất đặc biệt.
Màu sắc và hình dạng của wagashi được lấy cảm hứng từ vẻ đẹp của thiên nhiên. Để làm ra được chúng, người làm phải bỏ rất nhiều công sức, chú ý tỉ mỉ tới từng chi tiết. Những người nghệ nhân làm ra những “tác phẩm nghệ thuật ăn được” này bằng một cách nào đó đã thổi vào wagashi linh hồn của núi, của sông, của đồng ruộng và hồ nước của cả bốn mùa. Bạn gần như có thể cảm thấy cả âm thanh và ánh sáng của từng thời gian trong năm. Những người nghệ nhân hẳn phải có sự nhạy cảm với thiên nhiên và phải cảm nhận được rõ sự thay đổi của xuân hạ thu đông lắm mới có thể làm ra được những tác phẩm tuyệt mỹ đến như vậy.
http://i.ytimg.com/vi/9lp49viqOGY/hqdefault.jpg
Một người thợ làm wagashi giải thích rằng “Wagashi không chỉ là một món đồ ngọt thông thường. Ở trong nó có văn hóa của sự hiếu khách, có phép lịch sự tao nhã và cả nét đẹp của truyền thống”. Ở Kyoto, chủ nhà luôn dọn sạch sân trước và thắp hương ở cổng khi có khách đến thăm. Mặt đất không được quá ướt hay quá khô khi khách tới. Nếu hương được đốt quá sớm, mùi thơm sẽ biến mất khi khách đến. Nhưng nếu khi khách đã tới mà vẫn còn khói thì cũng không được. Việc căn thời gian là rất quan trọng. Sau đó chủ nhà sẽ chuẩn bị hoa theo mùa, cùng với wagashi cũng theo mùa hoặc có liên quan đến vị khách hay câu chuyện được bàn luận.
Wagashi và nét thẩm mỹ của chủ nghĩa tối giản
Khi vị khách tới và chủ nhà mang trà ra, đó là lúc wagashi xuất hiện. Wagashi thể hiện mô-típ theo các mùa trong năm, cũng với đó chúng lại còn mang những cái tên hết sức thi vị. Khách thường thì đầu tiên sẽ khen tạo hình của chúng đẹp, rồi sau đó sẽ hỏi tên của chiếc wagashi. Điều này sẽ tạo ra chủ đề để nói chuyện với nhau. Rất nhiều cái tên xuất phát từ văn học cổ. Cuối cùng, khách sẽ đưa chiếc wagashi đến miệng của mình. Vậy là chúng ta có thể thấy, để thưởng thức wagashi trước hết phải chiêm ngưỡng bằng mắt, tiếp theo là suy ngẫm về sự thú vị của cái tên, rồi cuối cùng mới đến hương vị. Wagashi không chỉ là một thứ bánh kẹo tầm thường. Nó đem lại khoái cảm tinh tế đối với người biết thưởng thức nó, nó cộng hưởng với với khoảng không của nét đẹp được tối giản hóa…
Wagashi và văn hóa hiếu khách
Bước cuối cùng trong văn hóa hiếu khách là nói lời tạm biệt. Ở Kyoto, dù ở nhà riêng hay nhà hàng, lẽ thường là gia chủ sẽ đứng ở thềm cửa cho đến khi khác đã đi khuất tầm mắt. Sự hiếu khách ở Nhật Bản là sự kết tinh của nhiều khía cạnh văn hóa: sự lịch thiệp, sự chu đáo cũng như sự tôn trọng đối với người khác, cũng với đó là sự cảm nhận thiên nhiên và vẻ đẹp giao mùa. Và vì wagashi cũng là một phần của những nét văn hóa đó, nó không thể được đem ra sử dụng giống như các loại đồ ngọt thông thương được.
Màu sắc và hình dạng của wagashi được lấy cảm hứng từ vẻ đẹp của thiên nhiên. Để làm ra được chúng, người làm phải bỏ rất nhiều công sức, chú ý tỉ mỉ tới từng chi tiết. Những người nghệ nhân làm ra những “tác phẩm nghệ thuật ăn được” này bằng một cách nào đó đã thổi vào wagashi linh hồn của núi, của sông, của đồng ruộng và hồ nước của cả bốn mùa. Bạn gần như có thể cảm thấy cả âm thanh và ánh sáng của từng thời gian trong năm. Những người nghệ nhân hẳn phải có sự nhạy cảm với thiên nhiên và phải cảm nhận được rõ sự thay đổi của xuân hạ thu đông lắm mới có thể làm ra được những tác phẩm tuyệt mỹ đến như vậy.
http://i.ytimg.com/vi/9lp49viqOGY/hqdefault.jpg
Một người thợ làm wagashi giải thích rằng “Wagashi không chỉ là một món đồ ngọt thông thường. Ở trong nó có văn hóa của sự hiếu khách, có phép lịch sự tao nhã và cả nét đẹp của truyền thống”. Ở Kyoto, chủ nhà luôn dọn sạch sân trước và thắp hương ở cổng khi có khách đến thăm. Mặt đất không được quá ướt hay quá khô khi khách tới. Nếu hương được đốt quá sớm, mùi thơm sẽ biến mất khi khách đến. Nhưng nếu khi khách đã tới mà vẫn còn khói thì cũng không được. Việc căn thời gian là rất quan trọng. Sau đó chủ nhà sẽ chuẩn bị hoa theo mùa, cùng với wagashi cũng theo mùa hoặc có liên quan đến vị khách hay câu chuyện được bàn luận.
Wagashi và nét thẩm mỹ của chủ nghĩa tối giản
Khi vị khách tới và chủ nhà mang trà ra, đó là lúc wagashi xuất hiện. Wagashi thể hiện mô-típ theo các mùa trong năm, cũng với đó chúng lại còn mang những cái tên hết sức thi vị. Khách thường thì đầu tiên sẽ khen tạo hình của chúng đẹp, rồi sau đó sẽ hỏi tên của chiếc wagashi. Điều này sẽ tạo ra chủ đề để nói chuyện với nhau. Rất nhiều cái tên xuất phát từ văn học cổ. Cuối cùng, khách sẽ đưa chiếc wagashi đến miệng của mình. Vậy là chúng ta có thể thấy, để thưởng thức wagashi trước hết phải chiêm ngưỡng bằng mắt, tiếp theo là suy ngẫm về sự thú vị của cái tên, rồi cuối cùng mới đến hương vị. Wagashi không chỉ là một thứ bánh kẹo tầm thường. Nó đem lại khoái cảm tinh tế đối với người biết thưởng thức nó, nó cộng hưởng với với khoảng không của nét đẹp được tối giản hóa…
Wagashi và văn hóa hiếu khách
Bước cuối cùng trong văn hóa hiếu khách là nói lời tạm biệt. Ở Kyoto, dù ở nhà riêng hay nhà hàng, lẽ thường là gia chủ sẽ đứng ở thềm cửa cho đến khi khác đã đi khuất tầm mắt. Sự hiếu khách ở Nhật Bản là sự kết tinh của nhiều khía cạnh văn hóa: sự lịch thiệp, sự chu đáo cũng như sự tôn trọng đối với người khác, cũng với đó là sự cảm nhận thiên nhiên và vẻ đẹp giao mùa. Và vì wagashi cũng là một phần của những nét văn hóa đó, nó không thể được đem ra sử dụng giống như các loại đồ ngọt thông thương được.