lobimex
17-09-2012, 04:07 PM
Công trình khoa học mới công bố của các chuyên gia Hà Lan một lần nữa buộc giới khoa học phải suy nghĩ về linh hồn, đồng thời khuấy động mạnh mẽ một cuộc tranh luận về hiện tượng hồn lìa khỏi xác khi chết.
25217
Sự bùng nổ bất thường của hoạt động điện não sau khi chết mà các bác sĩ vừa phát hiện chính là bằng chứng hằng mong đợi về sự tồn tại của linh hồn, mặc dù bằng chứng này còn khá mơ hồ và gây tranh cãi
Các thí nghiệm do hai nhà khoa học Hà Lan, Anton Coenen và Tineke van Rijn của Đại học Radboud Nijmegen đã đi tìm câu trả lời cho hai câu hỏi thực tế: những con chuột thí nghiệm phải chịu đựng đau đớn như thế nào khi hy sinh vì khoa học và làm chúng chết theo cách nào thì được coi là nhân đạo nhất? Câu trả lời đã được tìm ra. Đối với những con vật thí nghiệm, chặt đầu là cách hóa kiếp cho chúng tốt nhất, giảm đến mức tối thiểu khoảng thời gian mà chúng phải chịu đựng đau đớn.
Cụ thể, sau khi bị chặt đầu, cảm giác đau đớn ở chuột kéo dài không quá 4 giây. Tuy nhiên, hiện tượng lạ mà Anton và Tienike gặp phải khi chặt đầu 25 con vật đã đưa nghiên cứu đi theo hướng ngược lại – vào lĩnh vực thần bí. Thật bất ngờ, khi sử dụng điện não đồ, họ phát hiện ra rằng, trong những cái đầu bị cắt lìa, hoạt động não gia tăng và duy trì trong vòng vài phút.
Hai năm trước đây, các nhà khoa học Mỹ thuộc khoa Y Đại học George Washington, cùng với sự giúp sức của điện não đồ, đã ghi nhận hiện tượng bạo động điện trong não của người mới chết và cho rằng, họ đã tìm thấy cơ sở sinh lý của những hình ảnh huyền bí liên quan tới kinh nghiệm cận kề cái chết. Quả là một sự kiện giật gân. Từ đó sinh ra giả thuyết: những gì được ghi nhận trên điện não đồ ký chính là quá trình linh hồn tách ra khỏi thể xác. Bây giờ đến lượt chuột cũng “trình diễn” sự thần bí tương tự. Như vậy là có hai “thực tế” mà chúng ta phải chọn lấy một: hoặc thừa nhận chuột cũng có linh hồn, hoặc còn quá sớm để lạc quan về sự tồn tại của một phần phi vật chất trong bản chất con người.
Năm 2009, một nhóm nhà khoa học người Mỹ do Tiến sĩ Chawla đứng đầu đã ghi được hình ảnh hoạt động điện trong não của 7 bệnh nhân chết vì ung thư hoặc vì đau tim. Việc cứu chữa đã trở nên vô vọng và cuối cùng họ đã chết. Nhưng sau khi họ chết, những hình ảnh trên điện não đồ ký cho thấy não họ dường như muốn “nổ tung”: xuất hiện sự bùng nổ dữ dội của các xung điện rất mạnh (mà ở người đang sống thì không có hiện tượng này). Từ đây, họ mạnh dạn đưa ra giả định: rất có thể sự gia hoạt kỳ lạ này của não liên quan đến những hình ảnh rất sáng và rõ nét mà đôi khi những người sống lại sau khi chết lâm sàng vẫn thường thuật lại.
Đối với nhiều tín hữu, sự bùng nổ bất thường của hoạt động điện não sau khi chết mà các bác sĩ vừa phát hiện chính là bằng chứng hằng mong đợi về sự tồn tại của linh hồn, mặc dù bằng chứng này còn khá mơ hồ và gây tranh cãi. Dù sao thì cũng chẳng có bằng chứng vật chất nào khác, đặc biệt là bằng chứng được ghi nhận bằng máy móc. Nhưng có một giả thuyết tương đối có tính khoa học rằng, quá trình linh hồn tách ra khỏi cơ thể có thể so sánh với sự phóng điện của tụ điện. Trong những giây phút đầu tiên của cái chết, khoảng 90% “điện năng linh hồn” thoát ra khỏi xác, 10% còn lại thoát từ từ trong khoảng thời gian từ ngày thứ 9 đến ngày thứ 40.
Các đốm sáng xuất hiện trên màn hình điện não đồ ký chỉ sau khi đầu con chuột bị cắt đứt khoảng 1 phút và tiếp tục lóe sáng trong khoảng 10 giây. Ở người, bộ não tiếp tục “nhấp nháy” trong 2 hoặc 3 phút sau khi tim ngừng đập và máu không còn lưu thông đến não (điều này tương đương với việc tách đầu từ cơ thể). Hoạt động này kéo dài khoảng 3 phút. Các nhà khoa học đặt tên cho phát hiện bất thường này là “sóng của cái chết”. Vấn đề còn lại là xác định thứ “sóng” ấy là gì.
Giả thuyết về linh hồn, mà cần có thời gian để rời khỏi cơ thể, dĩ nhiên khá đẹp. Tuy nhiên, nếu thế thì phải thừa nhận rằng ở thế giới bên kia cũng có chỗ dành cho loài chuột. Theo nghĩa này, sẽ khá hợp lý khi lập luận rằng, linh hồn lớn – của người – sẽ bay đi trong 3 phút, còn linh hồn nhỏ – của chuột chẳng hạn – bay nhanh hơn nhiều.
Theo quan điểm duy vật, hiệu ứng quan sát được cả ở người lẫn động vật cho thấy, có một hiện tượng nhất định liên quan đến quá trình sinh lý xảy ra trong não chết. “Có thể giải thích được sự bùng nổ của hoạt động não khi đầu đã bị cắt đứt hoặc khi đã bị tước mất nguồn cung cấp máu, ở đây chẳng có gì là thần bí cả – Tiến sĩ Chawla khẳng định – Tất cả các tế bào thần kinh được kết nối trong một mạch điện dẫn.
Do thiếu ôxy, chúng mất khả năng duy trì tiềm năng điện và tan rã, phát ra các xung tương tự hiện tượng tuyết lở”. “Trong bộ não đang chết có thể quan sát thấy sự sụp đổ tiềm năng điện dẫn của các tế bào thần kinh – Coenen đồng ý – Khi còn sống, tế bào thần kinh luôn chịu một điện áp âm rất nhỏ, khoảng 70mV và sinh ra các ion dương. Khi chết, các tế bào thần kinh chết nhanh chóng thay đổi cực – âm trở thành dương. Rất có thể kết quả của quá trình này làm xuất hiện sóng của cái chết.
Nói tóm lại, không có gì siêu nhiên cả – bản chất của vấn đề chỉ duy nhất là điện”. Coenen nói tiếp: “Sóng của cái chết cho thấy não đã thực sự chết và các tế bào thần kinh không còn có thể hoạt động trở lại. Khi nhìn thấy sóng này, bác sĩ có thể hiểu rằng, từ lúc đó không còn cách nào để cứu sống bệnh nhân nữa. Như vậy, sóng của cái chết là một loại ranh giới giữa thế giới của sự sống và cái chết”.
Các câu chuyện mà những người trở về từ cõi chết kể lại những gì mình nhìn thấy ở “thế giới bên kia” khiến các nhà khoa học bối rối, đưa ra nhiều ý kiến trái ngược nhau. Tiến sĩ Chawla cho rằng, sự bùng nổ của hoạt động điện não – hay “sóng của cái chết” – có thể tạo ra những bức tranh tuyệt vời nhất – từ ánh sáng chói lòa cho đến các đường hầm hun hút và nhiều ảo giác khác. Có lẽ trong một khoảng thời gian nào đó, những xung cực mạnh của điện não khuấy động trí nhớ dài hạn. Lúc đó, dường như cả cuộc đời của một người diễn ra ngay trước mắt người đó như một cuốn phim. Thậm chí những người thân đã chết từ lâu cũng xuất hiện trong “cuốn phim” này.
Tất cả những người từng chết lâm sàng đều kể lại những điều tương tự. Đáng tiếc, bệnh nhân của Tiến sĩ Chawla đã không trở lại từ cõi chết nên ông không thể lắng nghe câu chuyện của họ. Cũng chưa từng có ai ghi điện não đồ ở những người sống lại sau khi chết. Do đó, lý thuyết của nhà khoa học này không được xác minh.
Giáo sư Kevin Nelson thuộc Đại học Kentucky (Mỹ), người từng nghiên cứu các câu chuyện kể của những người “trở về từ thế giới bên kia” thì cho rằng, những hình ảnh ấy chẳng liên quan gì với “sóng của cái chết”. Theo ông, hiện tượng này liên quan đến quá trình khử cực của tế bào thần kinh, thường xảy ra ở các bệnh nhân động kinh khi lên cơn. Tuy nhiên, sau khi dứt cơn, họ không nhớ được điều gì đặc biệt. Tóm lại, theo Nelson, “sóng của cái chết” cũng như chuyện kể của những người từng cận kề cái chết vẫn là những bí ẩn chưa thể được làm rõ.
25217
Sự bùng nổ bất thường của hoạt động điện não sau khi chết mà các bác sĩ vừa phát hiện chính là bằng chứng hằng mong đợi về sự tồn tại của linh hồn, mặc dù bằng chứng này còn khá mơ hồ và gây tranh cãi
Các thí nghiệm do hai nhà khoa học Hà Lan, Anton Coenen và Tineke van Rijn của Đại học Radboud Nijmegen đã đi tìm câu trả lời cho hai câu hỏi thực tế: những con chuột thí nghiệm phải chịu đựng đau đớn như thế nào khi hy sinh vì khoa học và làm chúng chết theo cách nào thì được coi là nhân đạo nhất? Câu trả lời đã được tìm ra. Đối với những con vật thí nghiệm, chặt đầu là cách hóa kiếp cho chúng tốt nhất, giảm đến mức tối thiểu khoảng thời gian mà chúng phải chịu đựng đau đớn.
Cụ thể, sau khi bị chặt đầu, cảm giác đau đớn ở chuột kéo dài không quá 4 giây. Tuy nhiên, hiện tượng lạ mà Anton và Tienike gặp phải khi chặt đầu 25 con vật đã đưa nghiên cứu đi theo hướng ngược lại – vào lĩnh vực thần bí. Thật bất ngờ, khi sử dụng điện não đồ, họ phát hiện ra rằng, trong những cái đầu bị cắt lìa, hoạt động não gia tăng và duy trì trong vòng vài phút.
Hai năm trước đây, các nhà khoa học Mỹ thuộc khoa Y Đại học George Washington, cùng với sự giúp sức của điện não đồ, đã ghi nhận hiện tượng bạo động điện trong não của người mới chết và cho rằng, họ đã tìm thấy cơ sở sinh lý của những hình ảnh huyền bí liên quan tới kinh nghiệm cận kề cái chết. Quả là một sự kiện giật gân. Từ đó sinh ra giả thuyết: những gì được ghi nhận trên điện não đồ ký chính là quá trình linh hồn tách ra khỏi thể xác. Bây giờ đến lượt chuột cũng “trình diễn” sự thần bí tương tự. Như vậy là có hai “thực tế” mà chúng ta phải chọn lấy một: hoặc thừa nhận chuột cũng có linh hồn, hoặc còn quá sớm để lạc quan về sự tồn tại của một phần phi vật chất trong bản chất con người.
Năm 2009, một nhóm nhà khoa học người Mỹ do Tiến sĩ Chawla đứng đầu đã ghi được hình ảnh hoạt động điện trong não của 7 bệnh nhân chết vì ung thư hoặc vì đau tim. Việc cứu chữa đã trở nên vô vọng và cuối cùng họ đã chết. Nhưng sau khi họ chết, những hình ảnh trên điện não đồ ký cho thấy não họ dường như muốn “nổ tung”: xuất hiện sự bùng nổ dữ dội của các xung điện rất mạnh (mà ở người đang sống thì không có hiện tượng này). Từ đây, họ mạnh dạn đưa ra giả định: rất có thể sự gia hoạt kỳ lạ này của não liên quan đến những hình ảnh rất sáng và rõ nét mà đôi khi những người sống lại sau khi chết lâm sàng vẫn thường thuật lại.
Đối với nhiều tín hữu, sự bùng nổ bất thường của hoạt động điện não sau khi chết mà các bác sĩ vừa phát hiện chính là bằng chứng hằng mong đợi về sự tồn tại của linh hồn, mặc dù bằng chứng này còn khá mơ hồ và gây tranh cãi. Dù sao thì cũng chẳng có bằng chứng vật chất nào khác, đặc biệt là bằng chứng được ghi nhận bằng máy móc. Nhưng có một giả thuyết tương đối có tính khoa học rằng, quá trình linh hồn tách ra khỏi cơ thể có thể so sánh với sự phóng điện của tụ điện. Trong những giây phút đầu tiên của cái chết, khoảng 90% “điện năng linh hồn” thoát ra khỏi xác, 10% còn lại thoát từ từ trong khoảng thời gian từ ngày thứ 9 đến ngày thứ 40.
Các đốm sáng xuất hiện trên màn hình điện não đồ ký chỉ sau khi đầu con chuột bị cắt đứt khoảng 1 phút và tiếp tục lóe sáng trong khoảng 10 giây. Ở người, bộ não tiếp tục “nhấp nháy” trong 2 hoặc 3 phút sau khi tim ngừng đập và máu không còn lưu thông đến não (điều này tương đương với việc tách đầu từ cơ thể). Hoạt động này kéo dài khoảng 3 phút. Các nhà khoa học đặt tên cho phát hiện bất thường này là “sóng của cái chết”. Vấn đề còn lại là xác định thứ “sóng” ấy là gì.
Giả thuyết về linh hồn, mà cần có thời gian để rời khỏi cơ thể, dĩ nhiên khá đẹp. Tuy nhiên, nếu thế thì phải thừa nhận rằng ở thế giới bên kia cũng có chỗ dành cho loài chuột. Theo nghĩa này, sẽ khá hợp lý khi lập luận rằng, linh hồn lớn – của người – sẽ bay đi trong 3 phút, còn linh hồn nhỏ – của chuột chẳng hạn – bay nhanh hơn nhiều.
Theo quan điểm duy vật, hiệu ứng quan sát được cả ở người lẫn động vật cho thấy, có một hiện tượng nhất định liên quan đến quá trình sinh lý xảy ra trong não chết. “Có thể giải thích được sự bùng nổ của hoạt động não khi đầu đã bị cắt đứt hoặc khi đã bị tước mất nguồn cung cấp máu, ở đây chẳng có gì là thần bí cả – Tiến sĩ Chawla khẳng định – Tất cả các tế bào thần kinh được kết nối trong một mạch điện dẫn.
Do thiếu ôxy, chúng mất khả năng duy trì tiềm năng điện và tan rã, phát ra các xung tương tự hiện tượng tuyết lở”. “Trong bộ não đang chết có thể quan sát thấy sự sụp đổ tiềm năng điện dẫn của các tế bào thần kinh – Coenen đồng ý – Khi còn sống, tế bào thần kinh luôn chịu một điện áp âm rất nhỏ, khoảng 70mV và sinh ra các ion dương. Khi chết, các tế bào thần kinh chết nhanh chóng thay đổi cực – âm trở thành dương. Rất có thể kết quả của quá trình này làm xuất hiện sóng của cái chết.
Nói tóm lại, không có gì siêu nhiên cả – bản chất của vấn đề chỉ duy nhất là điện”. Coenen nói tiếp: “Sóng của cái chết cho thấy não đã thực sự chết và các tế bào thần kinh không còn có thể hoạt động trở lại. Khi nhìn thấy sóng này, bác sĩ có thể hiểu rằng, từ lúc đó không còn cách nào để cứu sống bệnh nhân nữa. Như vậy, sóng của cái chết là một loại ranh giới giữa thế giới của sự sống và cái chết”.
Các câu chuyện mà những người trở về từ cõi chết kể lại những gì mình nhìn thấy ở “thế giới bên kia” khiến các nhà khoa học bối rối, đưa ra nhiều ý kiến trái ngược nhau. Tiến sĩ Chawla cho rằng, sự bùng nổ của hoạt động điện não – hay “sóng của cái chết” – có thể tạo ra những bức tranh tuyệt vời nhất – từ ánh sáng chói lòa cho đến các đường hầm hun hút và nhiều ảo giác khác. Có lẽ trong một khoảng thời gian nào đó, những xung cực mạnh của điện não khuấy động trí nhớ dài hạn. Lúc đó, dường như cả cuộc đời của một người diễn ra ngay trước mắt người đó như một cuốn phim. Thậm chí những người thân đã chết từ lâu cũng xuất hiện trong “cuốn phim” này.
Tất cả những người từng chết lâm sàng đều kể lại những điều tương tự. Đáng tiếc, bệnh nhân của Tiến sĩ Chawla đã không trở lại từ cõi chết nên ông không thể lắng nghe câu chuyện của họ. Cũng chưa từng có ai ghi điện não đồ ở những người sống lại sau khi chết. Do đó, lý thuyết của nhà khoa học này không được xác minh.
Giáo sư Kevin Nelson thuộc Đại học Kentucky (Mỹ), người từng nghiên cứu các câu chuyện kể của những người “trở về từ thế giới bên kia” thì cho rằng, những hình ảnh ấy chẳng liên quan gì với “sóng của cái chết”. Theo ông, hiện tượng này liên quan đến quá trình khử cực của tế bào thần kinh, thường xảy ra ở các bệnh nhân động kinh khi lên cơn. Tuy nhiên, sau khi dứt cơn, họ không nhớ được điều gì đặc biệt. Tóm lại, theo Nelson, “sóng của cái chết” cũng như chuyện kể của những người từng cận kề cái chết vẫn là những bí ẩn chưa thể được làm rõ.