danglongco
14-09-2012, 04:27 PM
Vùng Tây Nguyên có nhiều tiềm năng phát triển kinh tế - xã hội nhưng nguồn nhân lực qua đào tạo vẫn còn thấp. Mặc dù, Bộ Giáo dục và Ðào tạo (GD và ÐT) thường xuyên ưu tiên tăng chỉ tiêu tuyển sinh cho các trường khu vực Tây Nguyên nhưng vẫn không tuyển sinh đủ nhu cầu.
Ðây cũng là cơ hội cho các thí sinh dự thi năm 2012 khu vực Tây Nguyên chọn ngành, chọn nghề phù hợp nhằm tăng khả năng trúng tuyển.
21618
Theo quy hoạch phát triển nguồn nhân lực giai đoạn 2011-2020, tốc độ tăng nhân lực qua đào tạo bình quân hằng năm vùng Tây Nguyên thời kỳ 2011 - 2015 khoảng 9,0%/năm. Ðể đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, khu vực này sẽ phải tập trung đào tạo đủ nhân lực cho các ngành, lĩnh vực trọng điểm, mũi nhọn của vùng là: Thủy điện, khai thác khoáng sản, chế biến nông, lâm sản, tài chính ngân hàng, tín dụng, du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng... Một số ngành nghề có nhu cầu nguồn nhân lực lớn như: Số nhân lực qua đào tạo khu vực nông, lâm, ngư nghiệp năm 2015 khoảng 580 nghìn người, khu vực công nghiệp và xây dựng khoảng 340 nghìn người và khu vực dịch vụ khoảng 390 nghìn người.
Ðáng chú ý, quyết định về phát triển GD và ÐT, dạy nghề vùng Tây Nguyên 2011-2015 của Thủ tướng Chính phủ xác định: Ưu tiên đầu tư cho Trường đại học (ÐH) Tây Nguyên và Trường ÐH Ðà Lạt phát triển theo hướng đa ngành, từng bước mở thêm ngành nghề đào tạo mới theo nhu cầu về nguồn nhân lực của vùng, phấn đấu trở thành cơ sở đào tạo và nghiên cứu mạnh của vùng Tây Nguyên. Mở rộng quy mô đào tạo của Khoa dự bị Trường ÐH Tây Nguyên và Trường dự bị ÐH dân tộc Nha Trang nhằm tạo nguồn đào tạo cán bộ có trình độ ÐH cho các dân tộc thiểu số trong vùng; tập trung phát triển Khoa Y Dược Trường ÐH Tây Nguyên làm cơ sở để thành lập Trường ÐH Y Dược khi có đủ điều kiện... để đáp ứng yêu cầu nguồn nhân lực tại chỗ.
Như vậy, trên cơ sở phát triển hệ thống trường ÐH, cao đẳng cũng như nhu cầu nhân lực của vùng, các thí sinh vùng Tây Nguyên có thể xác định cơ hội và lựa chọn ngành nghề dự thi phù hợp năng lực học tập và triển vọng cơ hội việc làm sau khi ra trường được tốt hơn. Theo kế hoạch tuyển sinh năm 2012, Trường ÐH Tây Nguyên sẽ tuyển 2.650 chỉ tiêu, Trường ÐH Ðà Lạt tuyển sinh 2.400 chỉ tiêu và Trường ÐH Yersin tuyển sinh 1.000 chỉ tiêu trình độ đại học, cao đẳng...
Ðây cũng là cơ hội cho các thí sinh dự thi năm 2012 khu vực Tây Nguyên chọn ngành, chọn nghề phù hợp nhằm tăng khả năng trúng tuyển.
21618
Theo quy hoạch phát triển nguồn nhân lực giai đoạn 2011-2020, tốc độ tăng nhân lực qua đào tạo bình quân hằng năm vùng Tây Nguyên thời kỳ 2011 - 2015 khoảng 9,0%/năm. Ðể đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, khu vực này sẽ phải tập trung đào tạo đủ nhân lực cho các ngành, lĩnh vực trọng điểm, mũi nhọn của vùng là: Thủy điện, khai thác khoáng sản, chế biến nông, lâm sản, tài chính ngân hàng, tín dụng, du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng... Một số ngành nghề có nhu cầu nguồn nhân lực lớn như: Số nhân lực qua đào tạo khu vực nông, lâm, ngư nghiệp năm 2015 khoảng 580 nghìn người, khu vực công nghiệp và xây dựng khoảng 340 nghìn người và khu vực dịch vụ khoảng 390 nghìn người.
Ðáng chú ý, quyết định về phát triển GD và ÐT, dạy nghề vùng Tây Nguyên 2011-2015 của Thủ tướng Chính phủ xác định: Ưu tiên đầu tư cho Trường đại học (ÐH) Tây Nguyên và Trường ÐH Ðà Lạt phát triển theo hướng đa ngành, từng bước mở thêm ngành nghề đào tạo mới theo nhu cầu về nguồn nhân lực của vùng, phấn đấu trở thành cơ sở đào tạo và nghiên cứu mạnh của vùng Tây Nguyên. Mở rộng quy mô đào tạo của Khoa dự bị Trường ÐH Tây Nguyên và Trường dự bị ÐH dân tộc Nha Trang nhằm tạo nguồn đào tạo cán bộ có trình độ ÐH cho các dân tộc thiểu số trong vùng; tập trung phát triển Khoa Y Dược Trường ÐH Tây Nguyên làm cơ sở để thành lập Trường ÐH Y Dược khi có đủ điều kiện... để đáp ứng yêu cầu nguồn nhân lực tại chỗ.
Như vậy, trên cơ sở phát triển hệ thống trường ÐH, cao đẳng cũng như nhu cầu nhân lực của vùng, các thí sinh vùng Tây Nguyên có thể xác định cơ hội và lựa chọn ngành nghề dự thi phù hợp năng lực học tập và triển vọng cơ hội việc làm sau khi ra trường được tốt hơn. Theo kế hoạch tuyển sinh năm 2012, Trường ÐH Tây Nguyên sẽ tuyển 2.650 chỉ tiêu, Trường ÐH Ðà Lạt tuyển sinh 2.400 chỉ tiêu và Trường ÐH Yersin tuyển sinh 1.000 chỉ tiêu trình độ đại học, cao đẳng...