goldenbee.admin
14-09-2012, 04:18 PM
Đa phần lời nói dối của đồng nghiệp thường vô hại, nhưng cũng không ít lời nói dối có chủ đích làm ảnh hưởng đáng kể đến công việc của bạn. Làm sao để nhận diện những “chàng cuội” nơi công sở để kịp thời ứng phó?
Chắc hẳn bạn không hề muốn khi phát hiện ra mình bị “xỏ mũi” thì mọi chuyện đã rồi và khó cứu vãn. Nhiều đồng nghiệp nói dối vì muốn che đậy những lỗi sai trong công việc của họ, và nếu không phát hiện kịp thời, điều này có thể ảnh hưởng đến tiến độ hoặc kết quả trong công việc của bạn.
Một số lời khuyên sau từ ông Bill Rosenthal, Tổng Giám đốc Communispond, công ty chuyên về đào tạo và huấn luyện kỹ năng giao tiếp tại New York, dưới đây sẽ giúp bạn nhanh chóng phát hiện ai là “chú cuội” trong công sở:
Làm sao biết được người khác đang nói dối mình? Cần chú ý những biểu hiện từ lời nói, cử chỉ nào?
Nhận diện chuyện nói dối nơi công sở đòi hỏi sự quan sát tương tự như các tình huống khác trong cuộc sống. Hãy để ý những biểu hiện tỏ ra không thoải mái, vì hầu hết chúng ta đều cảm thấy có lỗi hoặc bất an khi nói dối.
Chẳng hạn như khi đồng nghiệp tránh nhìn trực diện, hoặc nhìn trân trân vào mắt ta (một “chiêu thức” để cố tình chứng tỏ sự thành thật), muốn nhanh chóng kết thúc cuộc nói chuyện, hay thậm chí thấy rõ mũi chân họ hướng hẳn ra ngoài.
Bạn cũng có thể quan sát xem đồng nghiệp có ý lảng tránh trả lời các câu hỏi của bạn hay không, bằng cách giả vờ chợt quên chi tiết nào đó và bạn biết thừa đồng nghiệp mình biết rõ câu trả lời. Nếu đồng nghiệp không trả lời, hay ngược lại, cho bạn quá nhiều chi tiết thừa thì đó cũng là dấu hiệu đáng nghi.
Nên làm gì nếu nghi ngờ đồng nghiệp đang nói dối?
Tốt nhất là hỏi đi hỏi lại những câu hỏi khó trả lời. Kẻ nói dối sẽ cố gắng lèo lái câu chuyện qua hướng khác. Trừ khi bạn chắc chắn gặp phải “chàng cuội” và cảm thấy cần thiết thì mới “lật tẩy” họ. Còn nếu không, đừng vội vã buộc tội ai đó đang nói dối. Có thể đồng nghiệp của bạn chỉ đơn thuần là nắm sai thông tin và vì thế mà những gì họ nói với bạn có vẻ không thành thật.
Khi nào thì nên phớt lờ chuyện nói dối của đồng nghiệp?
Đôi khi những lời nói dối là vô hại, chẳng hạn như khi đồng nghiệp “tiện miệng” khoe “là đầu bếp hạng sao” hay “vừa mới tậu một căn hộ cao cấp”. Những điều này chủ yếu là nói cho vui chứ không hề có chủ đích đáng chú ý nào. Lật tẩy họ lúc đó chẳng khác nào cười nhạo họ.
Làm sao để khuyến khích các đồng nghiệp nói thật?
Nếu bạn là lãnh đạo của doanh nghiệp, bạn không chỉ đơn thuần đưa sự trung thực trong công việc vào giá trị cần có của công ty mà còn phải hiện thực hóa tiêu chí này. Các cấp quản lý cần cởi mở với thông tin, thẳng thắn với nhân viên. Nếu có những thông tin xấu, bạn có thể không công khai nhưng không nên “tô hồng” sai sự thật. Các nhân viên cần được khuyến khích chia sẻ các lỗi lầm hoặc khó khăn mà họ gặp phải trong công việc để nhận được những hỗ trợ cần thiết, thay vì phớt lờ và “lấp liếm” cho qua vì có thể dẫn đến những hệ lụy khác.
Chắc hẳn bạn không hề muốn khi phát hiện ra mình bị “xỏ mũi” thì mọi chuyện đã rồi và khó cứu vãn. Nhiều đồng nghiệp nói dối vì muốn che đậy những lỗi sai trong công việc của họ, và nếu không phát hiện kịp thời, điều này có thể ảnh hưởng đến tiến độ hoặc kết quả trong công việc của bạn.
Một số lời khuyên sau từ ông Bill Rosenthal, Tổng Giám đốc Communispond, công ty chuyên về đào tạo và huấn luyện kỹ năng giao tiếp tại New York, dưới đây sẽ giúp bạn nhanh chóng phát hiện ai là “chú cuội” trong công sở:
Làm sao biết được người khác đang nói dối mình? Cần chú ý những biểu hiện từ lời nói, cử chỉ nào?
Nhận diện chuyện nói dối nơi công sở đòi hỏi sự quan sát tương tự như các tình huống khác trong cuộc sống. Hãy để ý những biểu hiện tỏ ra không thoải mái, vì hầu hết chúng ta đều cảm thấy có lỗi hoặc bất an khi nói dối.
Chẳng hạn như khi đồng nghiệp tránh nhìn trực diện, hoặc nhìn trân trân vào mắt ta (một “chiêu thức” để cố tình chứng tỏ sự thành thật), muốn nhanh chóng kết thúc cuộc nói chuyện, hay thậm chí thấy rõ mũi chân họ hướng hẳn ra ngoài.
Bạn cũng có thể quan sát xem đồng nghiệp có ý lảng tránh trả lời các câu hỏi của bạn hay không, bằng cách giả vờ chợt quên chi tiết nào đó và bạn biết thừa đồng nghiệp mình biết rõ câu trả lời. Nếu đồng nghiệp không trả lời, hay ngược lại, cho bạn quá nhiều chi tiết thừa thì đó cũng là dấu hiệu đáng nghi.
Nên làm gì nếu nghi ngờ đồng nghiệp đang nói dối?
Tốt nhất là hỏi đi hỏi lại những câu hỏi khó trả lời. Kẻ nói dối sẽ cố gắng lèo lái câu chuyện qua hướng khác. Trừ khi bạn chắc chắn gặp phải “chàng cuội” và cảm thấy cần thiết thì mới “lật tẩy” họ. Còn nếu không, đừng vội vã buộc tội ai đó đang nói dối. Có thể đồng nghiệp của bạn chỉ đơn thuần là nắm sai thông tin và vì thế mà những gì họ nói với bạn có vẻ không thành thật.
Khi nào thì nên phớt lờ chuyện nói dối của đồng nghiệp?
Đôi khi những lời nói dối là vô hại, chẳng hạn như khi đồng nghiệp “tiện miệng” khoe “là đầu bếp hạng sao” hay “vừa mới tậu một căn hộ cao cấp”. Những điều này chủ yếu là nói cho vui chứ không hề có chủ đích đáng chú ý nào. Lật tẩy họ lúc đó chẳng khác nào cười nhạo họ.
Làm sao để khuyến khích các đồng nghiệp nói thật?
Nếu bạn là lãnh đạo của doanh nghiệp, bạn không chỉ đơn thuần đưa sự trung thực trong công việc vào giá trị cần có của công ty mà còn phải hiện thực hóa tiêu chí này. Các cấp quản lý cần cởi mở với thông tin, thẳng thắn với nhân viên. Nếu có những thông tin xấu, bạn có thể không công khai nhưng không nên “tô hồng” sai sự thật. Các nhân viên cần được khuyến khích chia sẻ các lỗi lầm hoặc khó khăn mà họ gặp phải trong công việc để nhận được những hỗ trợ cần thiết, thay vì phớt lờ và “lấp liếm” cho qua vì có thể dẫn đến những hệ lụy khác.