mtcorp
14-09-2012, 11:02 AM
Những ngày tháng ba trên đất trời cao nguyên, rừng cao su đang trổ lá non xanh mới. Những vườn tiêu mỡ màng trên vùng đất bazan. Hoa pơlang trên những cây cao vút rực lửa để điểm xuyết những chấm đỏ trên bầu trời cao xanh trong vắt mỗi khi ngẩng mặt ngắm nhìn. Tháng ba Tây Nguyên, hoa cà phê nở muộn vẫn trắng xóa trên cành.
Không được sinh ra ở Tây Nguyên, nhưng tôi may mắn được sống ở đây một thời gian ngắn, chừng đó cũng không đủ để hiểu về vùng đất đầy huyền thoại này. Trong một chuyến công tác vào một ngày đầu tháng ba, tôi ngược nắng, ngược gió, ngược những con dốc nhỏ về lại với cao nguyên...
Những ngày tháng ba trên đất trời cao nguyên, rừng cao su đang trổ lá non xanh mới. Những vườn tiêu mỡ màng trên vùng đất bazan. Hoa pơlang trên những cây cao vút rực lửa để điểm xuyết những chấm đỏ trên bầu trời cao xanh trong vắt mỗi khi ngẩng mặt ngắm nhìn. Tháng ba Tây Nguyên, hoa cà phê nở muộn vẫn trắng xóa trên cành. Chẳng biết có quá hay không, khi tôi luôn gọi mùa xuân ở cao nguyên là “mùa xuân trắng”, bởi bạt ngàn màu trắng của hoa cà phê. Hoa cà phê phủ một màu bung biêng hoa trắng, ngào ngạt hương đưa.
23174
Hoa cà phê bung từng chùm trắng xóa.
Có lẽ bất kỳ ai đến cao nguyên mùa này cũng sẽ có được những ấn tượng và xúc cảm vô tình bắt gặp dù chỉ một lần. Gió sớm trong lành mang hương thơm tràn về khắp phố phường cao nguyên, cho bầy ong rủ nhau đi hút mật, cho mẹ “theo dấu chân rùa đi tìm nấm mối”. Cho bầy voi gọi nhau “xuống sông hút nước”… nắng gắt ban ngày và se lạnh về đêm. Gió thì cần mẫn ào ào thổi xuôi một hướng suốt đêm ngày không ngưng nghỉ. Nắng gió nơi đây thật riêng biệt, đặc trưng, khác lạ.
Giữa một tháng ba Tây Nguyên, con người như tách hẳn khỏi cuộc sống tất bật hiện đại. Đó là tháng ba của thiên nhiên, tình người và lễ hội. Dường như chính thiên nhiên định ra cái tháng ba ấy và con người theo đó mà để tình cảm mình nảy nở, công việc và lễ hội cứ thế diễn ra. Thiên nhiên sinh sôi nảy nở trù phú và con người có anh có em, có mẹ có cha và con cái. Người Tây Nguyên chan chứa tình và tình người, tình thiên nhiên hòa quyện làm một. Khi cây pơlang trổ bông, trời hanh hao nắng, mùa vụ thu hoạch đã xong và cư dân đã sẵn sàng bước vào chu kỳ lễ hội. Tháng 3, tháng 4, sau khi hoàn thành việc trồng tỉa (với lễ cúng jơmul), lúa bắp còn đang cựa mình nảy mầm, khi mưa xuống thì bắt cá, soi ếch, đi săn…
23175
Một mái nhà rông trên cao nguyên.
Đây cũng chính là lúc lễ hội của làng diễn ra, cầu mong lúa bắp tươi tốt. Vào thời điểm ấy, tất cả các tháng dương lịch và âm lịch đều không nằm trong “khái niệm” của đồng bào nơi đây. Đồng bào gọi thời gian này là “khei mônh Yuăn” và “khei bar Yuăn” tức là “tháng 1 và tháng 2 của người Kinh”. Từ xa xưa, người dân nơi đây vẫn quen gọi đây là thời điểm ning nơng, là tháng nghỉ ngơi. Ning nơng là thời gian của lễ hội, vui chơi và giao đãi. Đây là thời điểm mà tâm hồn con người rộng mở, thoải mái nhất, mọi người có thể vui chơi, uống rượu và ca hát quên cả tháng ngày! Cứ thế mà ning nơng là tất cả.
Bao nhiêu chuyện vui buồn của con người dường như đều chờ để được diễn ra một cách đầy đủ nhất vào dịp này. Cúng làng ở nhà rông vui rộn bản làng, bỏ mả ở mảnh đất phía cuối làng chung chiêng âm thanh của núi rừng vang đến tận cùng. Đó là một không khí rộn ràng khăn áo mới và tưng bừng những lời nói chan hòa, những nụ cười tươi rói như hoa pơlang…
23176
Lễ hội Tây Nguyên.
Anh bạn tôi là chuyên viên của Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh Gia Lai thầm thì rằng, đến Tây Nguyên tháng ba, chỉ có thể thấy một màu trắng tinh khiết của hoa cà phê, màu nâu đỏ nôn nao của đất, trộn lẫn màu đỏ rực kiêu hãnh rợp trời của hoa gạo và hoa vông. Quả đúng thật khi đến với tháng ba Tây Nguyên. Tháng ba hoa cà phê nở trắng. Tháng ba ngày nắng đêm lạnh giá hơi sương. Tháng ba nhức nhối màu đất đỏ bazan và màu đỏ như những trái tim hồng cháy bỏng của hoa gạo, hay được gọi bằng một cái tên gọi kiêu sa khác là mộc miên...
Tháng ba về trên những dòng sông Sê San, sông Đăk Bla, sông Sêrêpôk như con trăn khổng lồ vùng vẫy giữa đại ngàn, hào phóng dâng phù sa cho những cánh đồng màu mỡ. Cao nguyên bớt oi bức, oằn mình trong nắng gió cháy da ròng rã những tháng mùa khô, dòng sông lại mang nước mát, tưới cho vạn vật sự sống. Tháng ba Tây Nguyên, bức tranh đẹp nhất trong những bức tranh của vùng núi rừng đại ngàn cao nguyên. Vì thế nên ai đã đến nơi đây đều yêu đắm say không thể cưỡng lại trước vẻ đẹp của mảnh đất bao la hùng vĩ này...
Không được sinh ra ở Tây Nguyên, nhưng tôi may mắn được sống ở đây một thời gian ngắn, chừng đó cũng không đủ để hiểu về vùng đất đầy huyền thoại này. Trong một chuyến công tác vào một ngày đầu tháng ba, tôi ngược nắng, ngược gió, ngược những con dốc nhỏ về lại với cao nguyên...
Những ngày tháng ba trên đất trời cao nguyên, rừng cao su đang trổ lá non xanh mới. Những vườn tiêu mỡ màng trên vùng đất bazan. Hoa pơlang trên những cây cao vút rực lửa để điểm xuyết những chấm đỏ trên bầu trời cao xanh trong vắt mỗi khi ngẩng mặt ngắm nhìn. Tháng ba Tây Nguyên, hoa cà phê nở muộn vẫn trắng xóa trên cành. Chẳng biết có quá hay không, khi tôi luôn gọi mùa xuân ở cao nguyên là “mùa xuân trắng”, bởi bạt ngàn màu trắng của hoa cà phê. Hoa cà phê phủ một màu bung biêng hoa trắng, ngào ngạt hương đưa.
23174
Hoa cà phê bung từng chùm trắng xóa.
Có lẽ bất kỳ ai đến cao nguyên mùa này cũng sẽ có được những ấn tượng và xúc cảm vô tình bắt gặp dù chỉ một lần. Gió sớm trong lành mang hương thơm tràn về khắp phố phường cao nguyên, cho bầy ong rủ nhau đi hút mật, cho mẹ “theo dấu chân rùa đi tìm nấm mối”. Cho bầy voi gọi nhau “xuống sông hút nước”… nắng gắt ban ngày và se lạnh về đêm. Gió thì cần mẫn ào ào thổi xuôi một hướng suốt đêm ngày không ngưng nghỉ. Nắng gió nơi đây thật riêng biệt, đặc trưng, khác lạ.
Giữa một tháng ba Tây Nguyên, con người như tách hẳn khỏi cuộc sống tất bật hiện đại. Đó là tháng ba của thiên nhiên, tình người và lễ hội. Dường như chính thiên nhiên định ra cái tháng ba ấy và con người theo đó mà để tình cảm mình nảy nở, công việc và lễ hội cứ thế diễn ra. Thiên nhiên sinh sôi nảy nở trù phú và con người có anh có em, có mẹ có cha và con cái. Người Tây Nguyên chan chứa tình và tình người, tình thiên nhiên hòa quyện làm một. Khi cây pơlang trổ bông, trời hanh hao nắng, mùa vụ thu hoạch đã xong và cư dân đã sẵn sàng bước vào chu kỳ lễ hội. Tháng 3, tháng 4, sau khi hoàn thành việc trồng tỉa (với lễ cúng jơmul), lúa bắp còn đang cựa mình nảy mầm, khi mưa xuống thì bắt cá, soi ếch, đi săn…
23175
Một mái nhà rông trên cao nguyên.
Đây cũng chính là lúc lễ hội của làng diễn ra, cầu mong lúa bắp tươi tốt. Vào thời điểm ấy, tất cả các tháng dương lịch và âm lịch đều không nằm trong “khái niệm” của đồng bào nơi đây. Đồng bào gọi thời gian này là “khei mônh Yuăn” và “khei bar Yuăn” tức là “tháng 1 và tháng 2 của người Kinh”. Từ xa xưa, người dân nơi đây vẫn quen gọi đây là thời điểm ning nơng, là tháng nghỉ ngơi. Ning nơng là thời gian của lễ hội, vui chơi và giao đãi. Đây là thời điểm mà tâm hồn con người rộng mở, thoải mái nhất, mọi người có thể vui chơi, uống rượu và ca hát quên cả tháng ngày! Cứ thế mà ning nơng là tất cả.
Bao nhiêu chuyện vui buồn của con người dường như đều chờ để được diễn ra một cách đầy đủ nhất vào dịp này. Cúng làng ở nhà rông vui rộn bản làng, bỏ mả ở mảnh đất phía cuối làng chung chiêng âm thanh của núi rừng vang đến tận cùng. Đó là một không khí rộn ràng khăn áo mới và tưng bừng những lời nói chan hòa, những nụ cười tươi rói như hoa pơlang…
23176
Lễ hội Tây Nguyên.
Anh bạn tôi là chuyên viên của Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh Gia Lai thầm thì rằng, đến Tây Nguyên tháng ba, chỉ có thể thấy một màu trắng tinh khiết của hoa cà phê, màu nâu đỏ nôn nao của đất, trộn lẫn màu đỏ rực kiêu hãnh rợp trời của hoa gạo và hoa vông. Quả đúng thật khi đến với tháng ba Tây Nguyên. Tháng ba hoa cà phê nở trắng. Tháng ba ngày nắng đêm lạnh giá hơi sương. Tháng ba nhức nhối màu đất đỏ bazan và màu đỏ như những trái tim hồng cháy bỏng của hoa gạo, hay được gọi bằng một cái tên gọi kiêu sa khác là mộc miên...
Tháng ba về trên những dòng sông Sê San, sông Đăk Bla, sông Sêrêpôk như con trăn khổng lồ vùng vẫy giữa đại ngàn, hào phóng dâng phù sa cho những cánh đồng màu mỡ. Cao nguyên bớt oi bức, oằn mình trong nắng gió cháy da ròng rã những tháng mùa khô, dòng sông lại mang nước mát, tưới cho vạn vật sự sống. Tháng ba Tây Nguyên, bức tranh đẹp nhất trong những bức tranh của vùng núi rừng đại ngàn cao nguyên. Vì thế nên ai đã đến nơi đây đều yêu đắm say không thể cưỡng lại trước vẻ đẹp của mảnh đất bao la hùng vĩ này...