thienphuong
14-09-2012, 10:46 AM
Buôn Ma Thuột (hay Ban Mê Thuột) là thành phố tỉnh lị của tỉnh Đắk Lắk, đồng thời là thành phố trung tâm vùng Tây Nguyên và là một trong số 6 đô thị loại 1 trực thuộc tỉnh của Việt Nam. Ngày 27/11/2009 Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam đã có kết luận số 60-KL/TW về việc xây dựng Buôn Ma Thuột trở thành đô thị trung tâm vùng Tây Nguyên và trực thuộc Trung ương trước năm 2020
Buôn Ma Thuột gốc tiếng Ê Đê, nghĩa là "bản hoặc làng của Cha Thuột", nó xuất phát từ tên gọi buôn của A ma Thuột (A ma là Cha; Thuột là tên Con; người Ê Đê khi có con trai, thì họ gọi nhau bằng tên của con trai mình, ở đây A ma Thuột nghĩa là Cha của Thuột và thường gọi là Cha Thuột) - tên một vị tù trưởng giàu có và quyền uy nhất vùng; để rồi từ đây hình thành nên các buôn làng xung quanh, phát triển thành thành phố Buôn Ma Thuột ngày hôm nay.
Lịch sử
Thuở xưa, đây là vùng đất của người Ê Đê Kpă với khoảng 50 nhà dài Ê Đê nằm dọc theo suối Ea Tam do tù trưởng A Ma Thuột cai quản.
Với lợi thế là trung tâm của Đắk Lắk cũng như toàn Tây Nguyên, một vị trí có tầm chiến lược về quân sự và kinh tế của cả vùng, lại nằm gọn trên một cao nguyên đất đỏ màu mỡ và bằng phẳng, năm 1904, khi tỉnh Đắk Lắk được thành lập, Buôn Ma Thuột được chọn làm cơ quan hành chính của tỉnh này thay cho Bản Đôn.
Ngày 5 tháng 6 năm 1930, Khâm sứ Trung Kỳ ra nghị định thành lập thị xã Buôn Ma Thuột.
Dưới thời Việt Nam Cộng hòa thị xã này có tên là Ban Mê Thuột.
Ngày 10 tháng 3 năm 1975, Quân đội nhân dân Việt Nam bất ngờ tiến đánh Buôn Ma Thuột, mở đầu cho chiến dịch Hồ Chí Minh, tiến tới việc đánh bại Quân lực Việt Nam Cộng hòa.
Năm 1995, Buôn Ma Thuột được công nhận là đô thị loại 3, năm 2005 là đô thị loại 2 và đến tháng 3 năm 2010 được công nhận là đô thị loại 1.
Diện tích, dân số
Diện tích của thành phố khoảng 377 km², trong đó diện tích đã đô thị hóa là 100km2.
Dân số toàn thành phố là 340.000 với người dân tộc thiểu số chiếm khoảng 15%. Gần 80% dân số sống tại khu vực nội thành.
Vị trí
Buôn Ma Thuột ở giữa vùng đông dân nhất Tây Nguyên, độ cao 536 m (1.608 ft). Buôn Ma Thuột cách Hà Nội 1.410 km, cách Thành phố Hồ Chí Minh 350 km. Là một thành phố có vị trí chiến lược, đặc biệt quan trọng về an ninh quốc phòng cấp quốc gia.
Hành chính
Buôn Ma Thuột là thành phố đô thị loại 1; có 13 phường, 8 xã. Đặc biệt có 7 buôn (làng) nội thành với gần chục nghìn người Êđê, họ vẫn giữ kiến trúc nhà ở và lối sản xuất riêng ngay trong lòng thành phố. Kết quả phân định 3 khu vực của thành phố Buôn Ma Thuột theo quyết định số 03/2009/QĐ-UBND của UBND Tỉnh Đắc Lắc ngày 13/01/2009 như sau :
Khu trung tâm, gồm các phường: Tân Tiến, Thắng Lợi, Thống Nhất, Thành Công, Tân Lợi, Tự An, Tân Lập, Tân Thành.
Khu cận trung tâm, gồm các phường: Khánh Xuân, Tân Hòa, Thành Nhất, Ea Tam, Tân An;
Khu ven nội, gồm các phường, xã: Cư Êbur, Hòa Thắng, Hòa Khánh, Hòa Thuận, Ea Tu, Ea Kao, Hòa Phú, Hòa Xuân.
Giao thông
Đường bộ
Đường bộ toàn tỉnh hiện có 397,5km đường quốc lộ, trong đó:
Quốc lộ 14 nối về phía phía bắc đi Pleiku (195 km), đi Kon Tum (244 km), nối với Đà Nẵng, về phía nam đi ĐăkNông, Bình Phước, Bình Dương, Tp Hồ Chí Minh (350 km).
Quốc lộ 26 đi Ninh Hòa, Nha Trang (198 km).
Quốc lộ 27 đi Đà Lạt (193 km).
Quốc lộ 14C: từ ranh giới tỉnh Gia Lai đến ranh giới tỉnh Đăk Nông(68,5 km).
Quốc lộ 29: Tổng cục Đường bộ Việt Nam đã đề nghị Bộ GT-VT chuyển 2 tuyến đường ĐT645 (Phú Yên) và ĐT633 (Đắk Lắk) thành quốc lộ (QL) 29. Tuyến ĐT645 xuất phát từ QL1A qua các huyện: Đông Hòa, Tây Hòa và Sông Hinh (Phú Yên) lưu thông với ĐT633 (Đắk Lắk). Nếu đây trở thành QL 29 sẽ là QL thứ 2 nối các tỉnh Tây Nguyên (280km)
Dự kiến quy hoạch xây dựng trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột có 3 bến xe khách, 1 bến xe buýt ở trung tâm thành phố, hình thành mạng lưới các điểm đỗ xe buýt nội thị và đến các điểm ven đô, các huyện lân cận, 3 bãi đỗ xe tải các bãi đỗ xe con, xe du lịch ở những nơi tham quan, du lịch, khu vui chơi giải trí, trung tâm thương mại, chợ. Tại ở mỗi thị xã, mỗi huyện có từ 1- 2 bến xe khách
Đường hàng không
Buôn Ma Thuột còn có cảng hàng không Buôn Ma Thuột, trực thuộc cụm cảng hàng không miền Nam. Các tuyến bay gồm có:
Buôn Ma Thuột - Sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất, Thành phố Hồ Chí Minh
Buôn Ma Thuột - Sân bay quốc tế Đà Nẵng, Đà Nẵng
Buôn Ma Thuột - Sân bay quốc tế Nội Bài, Hà Nội
Sân bay Buôn Ma Thuột (IATA: BMV, ICAO: VVBM) là một sân bay hỗn hợp quân sự và dân sự tại thành phố Buôn Ma Thuột. Sân bay có đường băng dài 3000 m, rộng 45 m có thể tiếp nhận những máy bay tầm ngắn như ATR72, F70, tầm trung như A320, A321, B767 và có đèn chiếu sáng phục vụ bay đêm, trong khi đó công suất nhà ga 150.000 hành khách/năm. Đến năm 2010 phục vụ 300.000 hành khách/năm (năm 2020 là 800.000) và 3.000 tấn hàng hóa/năm.
Đường sắt
Dự án tuyến đường sắt Tuy Hòa - Buôn Ma Thuột đã được Xí nghiệp Tư vấn thiết kế công trình giao thông sắt bộ thuộc Công ty Tư vấn thiết kế giao thông vận tải phía Nam xây dựng hoàn chỉnh. Toàn tuyến đường sắt có chiều dài 160km, đi qua 8 ga, xuất phát từ ga Phú Hiệp và điểm cuối là ga Buôn Ma Thuột.
Theo tính toán, Buôn Ma Thuột là trung tâm của hệ thống đường sắt Tây nguyên trong tương lai; ga đầu mối nối các tuyến đi Gia Lai, Kon Tum, Đắk Nông và Lâm Đồng, phục vụ đắc lực cho công cuộc phát triển kinh tế và quốc phòng khu vực Tây nguyên rộng lớn.
Tuyến đường sắt này cũng mở ra cơ hội lớn cho vùng Đông Bắc Campuchia, Nam Lào và một phần Thái Lan gần hơn với biển. “Địa lý kinh tế của Phú Yên gắn liền với các tỉnh Tây nguyên, hành lang kinh tế Đông Tây và các nước ASEAN, nối thông ra biển và có khả năng phát triển về đường biển.
Kinh tế-Xã hội (2009)
Buôn Ma Thuột năm 1975 còn là một thị xã miền núi bé nhỏ, nghèo nàn với vài con đường nhựa quanh Ngã 6 trung tâm, công nghiệp hầu như không có gì. Nay, Buôn Ma Thuột đã trở thành thành phố năng động và phát triển nhanh nhất Tây Nguyên, năm 2010 trở thành đô thị loại 1 trực thuộc tỉnh là một điểm mốc lịch sử quan trọng để thành phố tiếp tục phấn đấu, phát triển thành đô thị loại 1 trực thuộc Trung ương vào năm 2015 theo tinh thần kết luận 60 của Bộ Chính trị. Hiện nay, Buôn Ma Thuột được chính phủ công nhận là thành phố có quy hoạch tốt nhất Việt Nam.
Cùng với thành phố Bắc Ninh, Đà Lạt, Hòa Bình, Huế, Thái Nguyên, Sơn La, Vinh, Việt Trì, Hà Nội , Buôn Ma Thuột đã được chọn là 10 đô thị sạch trên cả nước và được tuyên dương trong lễ kỷ niệm Ngày đô thị Việt Nam (8/11).
Tốc độ tăng trưởng hàng năm bình quân: 20%
Tổng thu ngân sách nhà nước: gần 1500 tỷ đồng, trong đó thu ngân sách theo phân cấp : 747 tỷ đồng
Huy động tổng vốn đầu tư toàn xã hội: 3.067 tỷ đồng
Thu nhập bình quân đầu người: 1.326 USD/người/năm.
Tỷ trọng các ngành: 42% công nghiệp-xây dựng, 47% thương mại-dịch vụ, 11% nông-lâm nghiệp.
Giao thông: 96% đường nội thành được nhựa hóa, là đầu mối giao thông cấp vùng và quốc gia.
Tỷ lệ hộ nghèo: 2,3%
Tỷ lệ cây xanh đô thị: 18m²/người
Cấp điện: 100% đường phố chính và 80% đường hẻm đã được chiếu sáng
Cấp-thoát nước: 80% dân số được dùng nước sạch với định mức 137 lít/người/ngày. Ngoài ra Buôn Ma Thuột có hệ thống xử lí nước thải do Đan Mạch tài trợ được đánh giá tiên tiến nhất Việt Nam hiện nay mà chưa có thành phố nào ở Việt Nam đạt được.
Văn hóa-giáo dục: đã có 21/21 xã, phường hoàn thành phổ cập trung học cơ sở. Bình quân cứ 2,5 người thì có 1 người đi học.
Y tế: 21/21 xã, phường đã có y, bác sĩ túc trực. Tuổi thọ bình quân: 70 tuổi.
Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên: 1,3%
Thông tin liên lạc: 124 máy điện thoại/100 dân (vượt chuẩn đô thị loại 1 là 40 máy/100 dân)
Buôn Ma Thuột gốc tiếng Ê Đê, nghĩa là "bản hoặc làng của Cha Thuột", nó xuất phát từ tên gọi buôn của A ma Thuột (A ma là Cha; Thuột là tên Con; người Ê Đê khi có con trai, thì họ gọi nhau bằng tên của con trai mình, ở đây A ma Thuột nghĩa là Cha của Thuột và thường gọi là Cha Thuột) - tên một vị tù trưởng giàu có và quyền uy nhất vùng; để rồi từ đây hình thành nên các buôn làng xung quanh, phát triển thành thành phố Buôn Ma Thuột ngày hôm nay.
Lịch sử
Thuở xưa, đây là vùng đất của người Ê Đê Kpă với khoảng 50 nhà dài Ê Đê nằm dọc theo suối Ea Tam do tù trưởng A Ma Thuột cai quản.
Với lợi thế là trung tâm của Đắk Lắk cũng như toàn Tây Nguyên, một vị trí có tầm chiến lược về quân sự và kinh tế của cả vùng, lại nằm gọn trên một cao nguyên đất đỏ màu mỡ và bằng phẳng, năm 1904, khi tỉnh Đắk Lắk được thành lập, Buôn Ma Thuột được chọn làm cơ quan hành chính của tỉnh này thay cho Bản Đôn.
Ngày 5 tháng 6 năm 1930, Khâm sứ Trung Kỳ ra nghị định thành lập thị xã Buôn Ma Thuột.
Dưới thời Việt Nam Cộng hòa thị xã này có tên là Ban Mê Thuột.
Ngày 10 tháng 3 năm 1975, Quân đội nhân dân Việt Nam bất ngờ tiến đánh Buôn Ma Thuột, mở đầu cho chiến dịch Hồ Chí Minh, tiến tới việc đánh bại Quân lực Việt Nam Cộng hòa.
Năm 1995, Buôn Ma Thuột được công nhận là đô thị loại 3, năm 2005 là đô thị loại 2 và đến tháng 3 năm 2010 được công nhận là đô thị loại 1.
Diện tích, dân số
Diện tích của thành phố khoảng 377 km², trong đó diện tích đã đô thị hóa là 100km2.
Dân số toàn thành phố là 340.000 với người dân tộc thiểu số chiếm khoảng 15%. Gần 80% dân số sống tại khu vực nội thành.
Vị trí
Buôn Ma Thuột ở giữa vùng đông dân nhất Tây Nguyên, độ cao 536 m (1.608 ft). Buôn Ma Thuột cách Hà Nội 1.410 km, cách Thành phố Hồ Chí Minh 350 km. Là một thành phố có vị trí chiến lược, đặc biệt quan trọng về an ninh quốc phòng cấp quốc gia.
Hành chính
Buôn Ma Thuột là thành phố đô thị loại 1; có 13 phường, 8 xã. Đặc biệt có 7 buôn (làng) nội thành với gần chục nghìn người Êđê, họ vẫn giữ kiến trúc nhà ở và lối sản xuất riêng ngay trong lòng thành phố. Kết quả phân định 3 khu vực của thành phố Buôn Ma Thuột theo quyết định số 03/2009/QĐ-UBND của UBND Tỉnh Đắc Lắc ngày 13/01/2009 như sau :
Khu trung tâm, gồm các phường: Tân Tiến, Thắng Lợi, Thống Nhất, Thành Công, Tân Lợi, Tự An, Tân Lập, Tân Thành.
Khu cận trung tâm, gồm các phường: Khánh Xuân, Tân Hòa, Thành Nhất, Ea Tam, Tân An;
Khu ven nội, gồm các phường, xã: Cư Êbur, Hòa Thắng, Hòa Khánh, Hòa Thuận, Ea Tu, Ea Kao, Hòa Phú, Hòa Xuân.
Giao thông
Đường bộ
Đường bộ toàn tỉnh hiện có 397,5km đường quốc lộ, trong đó:
Quốc lộ 14 nối về phía phía bắc đi Pleiku (195 km), đi Kon Tum (244 km), nối với Đà Nẵng, về phía nam đi ĐăkNông, Bình Phước, Bình Dương, Tp Hồ Chí Minh (350 km).
Quốc lộ 26 đi Ninh Hòa, Nha Trang (198 km).
Quốc lộ 27 đi Đà Lạt (193 km).
Quốc lộ 14C: từ ranh giới tỉnh Gia Lai đến ranh giới tỉnh Đăk Nông(68,5 km).
Quốc lộ 29: Tổng cục Đường bộ Việt Nam đã đề nghị Bộ GT-VT chuyển 2 tuyến đường ĐT645 (Phú Yên) và ĐT633 (Đắk Lắk) thành quốc lộ (QL) 29. Tuyến ĐT645 xuất phát từ QL1A qua các huyện: Đông Hòa, Tây Hòa và Sông Hinh (Phú Yên) lưu thông với ĐT633 (Đắk Lắk). Nếu đây trở thành QL 29 sẽ là QL thứ 2 nối các tỉnh Tây Nguyên (280km)
Dự kiến quy hoạch xây dựng trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột có 3 bến xe khách, 1 bến xe buýt ở trung tâm thành phố, hình thành mạng lưới các điểm đỗ xe buýt nội thị và đến các điểm ven đô, các huyện lân cận, 3 bãi đỗ xe tải các bãi đỗ xe con, xe du lịch ở những nơi tham quan, du lịch, khu vui chơi giải trí, trung tâm thương mại, chợ. Tại ở mỗi thị xã, mỗi huyện có từ 1- 2 bến xe khách
Đường hàng không
Buôn Ma Thuột còn có cảng hàng không Buôn Ma Thuột, trực thuộc cụm cảng hàng không miền Nam. Các tuyến bay gồm có:
Buôn Ma Thuột - Sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất, Thành phố Hồ Chí Minh
Buôn Ma Thuột - Sân bay quốc tế Đà Nẵng, Đà Nẵng
Buôn Ma Thuột - Sân bay quốc tế Nội Bài, Hà Nội
Sân bay Buôn Ma Thuột (IATA: BMV, ICAO: VVBM) là một sân bay hỗn hợp quân sự và dân sự tại thành phố Buôn Ma Thuột. Sân bay có đường băng dài 3000 m, rộng 45 m có thể tiếp nhận những máy bay tầm ngắn như ATR72, F70, tầm trung như A320, A321, B767 và có đèn chiếu sáng phục vụ bay đêm, trong khi đó công suất nhà ga 150.000 hành khách/năm. Đến năm 2010 phục vụ 300.000 hành khách/năm (năm 2020 là 800.000) và 3.000 tấn hàng hóa/năm.
Đường sắt
Dự án tuyến đường sắt Tuy Hòa - Buôn Ma Thuột đã được Xí nghiệp Tư vấn thiết kế công trình giao thông sắt bộ thuộc Công ty Tư vấn thiết kế giao thông vận tải phía Nam xây dựng hoàn chỉnh. Toàn tuyến đường sắt có chiều dài 160km, đi qua 8 ga, xuất phát từ ga Phú Hiệp và điểm cuối là ga Buôn Ma Thuột.
Theo tính toán, Buôn Ma Thuột là trung tâm của hệ thống đường sắt Tây nguyên trong tương lai; ga đầu mối nối các tuyến đi Gia Lai, Kon Tum, Đắk Nông và Lâm Đồng, phục vụ đắc lực cho công cuộc phát triển kinh tế và quốc phòng khu vực Tây nguyên rộng lớn.
Tuyến đường sắt này cũng mở ra cơ hội lớn cho vùng Đông Bắc Campuchia, Nam Lào và một phần Thái Lan gần hơn với biển. “Địa lý kinh tế của Phú Yên gắn liền với các tỉnh Tây nguyên, hành lang kinh tế Đông Tây và các nước ASEAN, nối thông ra biển và có khả năng phát triển về đường biển.
Kinh tế-Xã hội (2009)
Buôn Ma Thuột năm 1975 còn là một thị xã miền núi bé nhỏ, nghèo nàn với vài con đường nhựa quanh Ngã 6 trung tâm, công nghiệp hầu như không có gì. Nay, Buôn Ma Thuột đã trở thành thành phố năng động và phát triển nhanh nhất Tây Nguyên, năm 2010 trở thành đô thị loại 1 trực thuộc tỉnh là một điểm mốc lịch sử quan trọng để thành phố tiếp tục phấn đấu, phát triển thành đô thị loại 1 trực thuộc Trung ương vào năm 2015 theo tinh thần kết luận 60 của Bộ Chính trị. Hiện nay, Buôn Ma Thuột được chính phủ công nhận là thành phố có quy hoạch tốt nhất Việt Nam.
Cùng với thành phố Bắc Ninh, Đà Lạt, Hòa Bình, Huế, Thái Nguyên, Sơn La, Vinh, Việt Trì, Hà Nội , Buôn Ma Thuột đã được chọn là 10 đô thị sạch trên cả nước và được tuyên dương trong lễ kỷ niệm Ngày đô thị Việt Nam (8/11).
Tốc độ tăng trưởng hàng năm bình quân: 20%
Tổng thu ngân sách nhà nước: gần 1500 tỷ đồng, trong đó thu ngân sách theo phân cấp : 747 tỷ đồng
Huy động tổng vốn đầu tư toàn xã hội: 3.067 tỷ đồng
Thu nhập bình quân đầu người: 1.326 USD/người/năm.
Tỷ trọng các ngành: 42% công nghiệp-xây dựng, 47% thương mại-dịch vụ, 11% nông-lâm nghiệp.
Giao thông: 96% đường nội thành được nhựa hóa, là đầu mối giao thông cấp vùng và quốc gia.
Tỷ lệ hộ nghèo: 2,3%
Tỷ lệ cây xanh đô thị: 18m²/người
Cấp điện: 100% đường phố chính và 80% đường hẻm đã được chiếu sáng
Cấp-thoát nước: 80% dân số được dùng nước sạch với định mức 137 lít/người/ngày. Ngoài ra Buôn Ma Thuột có hệ thống xử lí nước thải do Đan Mạch tài trợ được đánh giá tiên tiến nhất Việt Nam hiện nay mà chưa có thành phố nào ở Việt Nam đạt được.
Văn hóa-giáo dục: đã có 21/21 xã, phường hoàn thành phổ cập trung học cơ sở. Bình quân cứ 2,5 người thì có 1 người đi học.
Y tế: 21/21 xã, phường đã có y, bác sĩ túc trực. Tuổi thọ bình quân: 70 tuổi.
Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên: 1,3%
Thông tin liên lạc: 124 máy điện thoại/100 dân (vượt chuẩn đô thị loại 1 là 40 máy/100 dân)