inexim-iec
14-09-2012, 10:15 AM
Năm 2010, dư luận rùng mình trước hình ảnh chú voi Bắc Cú ở Đăk Lăk nằm gục trong vũng máu với cơ thể nát bấy vì 217 nhát chém của bọn săn trộm. Trong số những người không thể kìm lòng trước hình ảnh đó có hai người đàn ông Hà Nội là Lê Văn Thao và Nguyễn Bá Ngọc, và họ quyết định phải làm một điều gì đó.
Quyết định phải làm cái gì đó, nhưng “làm gì thì thực sự mình cũng chưa biết chính xác, chỉ biết là phải đến tận nơi xem thực trạng voi bây giờ thế nào đã”, anh Lê Văn Thao nhớ lại. Rất may, khi đó một người bạn của anh đang thực hiện một dự án tại Dăk Lăk đã nhận lời đưa anh vào Tây Nguyên. “Chúng tôi mừng lắm và chuẩn bị các loại giấy tờ, giấy giới thiệu rất đầy đủ để gặp các cơ quan địa phương. Cứ ngỡ sự chuẩn bị đầy đủ sẽ đem lại kết quả nhưng thực tế đó là một chuyến đi lòng vòng…”, anh Thao kể.
Mất hai năm theo dấu vết của 52 con voi nhà hiện đang sống tại Đăk Lăk, Lê Văn Thao và Nguyễn Bá Ngọc đã trải qua nhiều khoảnh khắc xúc động, hãi hùng, hân hoan, đau lòng… để tận mắt chứng kiến và ghi nhận những câu chuyện liên quan đến số phận những đại diện cuối cùng của voi nhà Tây Nguyên. Những hình ảnh do Nguyễn Bá Ngọc chụp trong kỳ đầu này là một phần trong kho ảnh voi hàng trăm bức mang tính khảo cứu của hai anh.
Báo động đỏ
Theo thống kê của sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Dăk Lăk, từ năm 1985 đến nay, số lượng voi đã giảm đến 9/10. Nếu như năm 1985 là hơn 500 con thì tính đến năm 2011, số lượng đàn voi nhà chỉ là 52 con đang nằm trong tình trạng "báo động đỏ". Các nhà khoa học dự báo đến năm 2030, đàn voi này sẽ tuyệt chủng cùng nghề săn bắt và thuần dưỡng voi rừng.
28693
Theo những tư liệu lịch sử, tư liệu điền dã, truyền thống thuần hoá voi đã có trong đồng bào các dân tộc Tây Nguyên nhiều thế kỷ qua.
28689
28690
Voi ở Việt Nam từng sống rải rác ở Lai Châu, Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Nam, Tây Nguyên, Bình Phước, Đồng Nai... nhưng hiện nay chỉ còn rất ít, rải rác ở một số điểm miền Trung và cao nguyên. Mức độ đe doạ tuyệt chủng bậc V.
Theo Sách đỏ, voi ở Việt Nam là loài voi châu Á có tên khoa học Elephas maximus. Người Tây Nguyên gọi voi là "rơ man". Voi nặng trung bình 3.500 – 5.000kg, có tuổi thọ 80 – 90 năm hoặc hơn, chu kỳ sinh sản 4 – 5 năm mỗi lứa, thời gian mang thai 21 – 22 tháng, mỗi lần đẻ một con.
28692
Con voi có một vị trí đặc biệt trong đời sống con người nơi đây khi được gọi trân trọng là "ông voi". Người BaNa còn gọi voi là Rôih – thần voi, và bất cứ người đàn ông Tây Nguyên nào cũng ước mơ được trở thành một gru – dũng sĩ săn voi, danh hiệu cao quý dành cho những người săn voi giỏi.
28691
28688
Voi Tây Nguyên hiện nay luôn bị rình rập bởi bọn lâm tặc luôn tìm cách chặt đuôi, cưa ngà, nhổ trộm lông, thậm chí bắt và giết để kiếm lời...
Con voi là người bạn thân thiết của các cộng đồng dân tộc Tây Nguyên. Voi vận chuyển hàng hoá, lương thực, kéo gỗ, dựng nhà, đưa người lên núi, vào rừng qua sông, suối...
Quyết định phải làm cái gì đó, nhưng “làm gì thì thực sự mình cũng chưa biết chính xác, chỉ biết là phải đến tận nơi xem thực trạng voi bây giờ thế nào đã”, anh Lê Văn Thao nhớ lại. Rất may, khi đó một người bạn của anh đang thực hiện một dự án tại Dăk Lăk đã nhận lời đưa anh vào Tây Nguyên. “Chúng tôi mừng lắm và chuẩn bị các loại giấy tờ, giấy giới thiệu rất đầy đủ để gặp các cơ quan địa phương. Cứ ngỡ sự chuẩn bị đầy đủ sẽ đem lại kết quả nhưng thực tế đó là một chuyến đi lòng vòng…”, anh Thao kể.
Mất hai năm theo dấu vết của 52 con voi nhà hiện đang sống tại Đăk Lăk, Lê Văn Thao và Nguyễn Bá Ngọc đã trải qua nhiều khoảnh khắc xúc động, hãi hùng, hân hoan, đau lòng… để tận mắt chứng kiến và ghi nhận những câu chuyện liên quan đến số phận những đại diện cuối cùng của voi nhà Tây Nguyên. Những hình ảnh do Nguyễn Bá Ngọc chụp trong kỳ đầu này là một phần trong kho ảnh voi hàng trăm bức mang tính khảo cứu của hai anh.
Báo động đỏ
Theo thống kê của sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Dăk Lăk, từ năm 1985 đến nay, số lượng voi đã giảm đến 9/10. Nếu như năm 1985 là hơn 500 con thì tính đến năm 2011, số lượng đàn voi nhà chỉ là 52 con đang nằm trong tình trạng "báo động đỏ". Các nhà khoa học dự báo đến năm 2030, đàn voi này sẽ tuyệt chủng cùng nghề săn bắt và thuần dưỡng voi rừng.
28693
Theo những tư liệu lịch sử, tư liệu điền dã, truyền thống thuần hoá voi đã có trong đồng bào các dân tộc Tây Nguyên nhiều thế kỷ qua.
28689
28690
Voi ở Việt Nam từng sống rải rác ở Lai Châu, Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Nam, Tây Nguyên, Bình Phước, Đồng Nai... nhưng hiện nay chỉ còn rất ít, rải rác ở một số điểm miền Trung và cao nguyên. Mức độ đe doạ tuyệt chủng bậc V.
Theo Sách đỏ, voi ở Việt Nam là loài voi châu Á có tên khoa học Elephas maximus. Người Tây Nguyên gọi voi là "rơ man". Voi nặng trung bình 3.500 – 5.000kg, có tuổi thọ 80 – 90 năm hoặc hơn, chu kỳ sinh sản 4 – 5 năm mỗi lứa, thời gian mang thai 21 – 22 tháng, mỗi lần đẻ một con.
28692
Con voi có một vị trí đặc biệt trong đời sống con người nơi đây khi được gọi trân trọng là "ông voi". Người BaNa còn gọi voi là Rôih – thần voi, và bất cứ người đàn ông Tây Nguyên nào cũng ước mơ được trở thành một gru – dũng sĩ săn voi, danh hiệu cao quý dành cho những người săn voi giỏi.
28691
28688
Voi Tây Nguyên hiện nay luôn bị rình rập bởi bọn lâm tặc luôn tìm cách chặt đuôi, cưa ngà, nhổ trộm lông, thậm chí bắt và giết để kiếm lời...
Con voi là người bạn thân thiết của các cộng đồng dân tộc Tây Nguyên. Voi vận chuyển hàng hoá, lương thực, kéo gỗ, dựng nhà, đưa người lên núi, vào rừng qua sông, suối...