lesen.dv
14-09-2012, 10:14 AM
Chuyện kể rằng, ngày xưa ở hạ nguồn dòng sông Sê-rê-pốc hùng vĩ của Tây Nguyên có một thiếu nữ người Ê-đê vô cùng xinh đẹp tên là Hơ-mi. Tiếng tăm về sắc đẹp của nàng như cơn gió rừng bay đi rất xa khiến nhiều chàng trai giàu có từ khắp các buôn làng Mơ-nông, Ê-đê đến cầu hôn.
Tuy nhiên tất cả đều bị nàng cự tuyệt bởi nàng đã dành trọn trái tim cho Y Phan, một chàng trai hiền lành nhưng nghèo khổ, sống cùng buôn với nàng.
Chuyện kể rằng, ngày xưa ở hạ nguồn dòng sông Sê-rê-pốc hùng vĩ của Tây Nguyên có một thiếu nữ người Ê-đê (http://BMTvn.com) vô cùng xinh đẹp tên là Hơ-mi. Tiếng tăm về sắc đẹp của nàng như cơn gió rừng bay đi rất xa khiến nhiều chàng trai giàu có từ khắp các buôn làng Mơ-nông, Ê-đê đến cầu hôn. Tuy nhiên tất cả đều bị nàng cự tuyệt bởi nàng đã dành trọn trái tim cho Y Phan, một chàng trai hiền lành nhưng nghèo khổ, sống cùng buôn với nàng.
23584 Thác Dray Sáp
Sắc đẹp của Hơ-mi cũng khiến con quái vật có cái đầu to như quả núi, mắt đỏ như ngọn lửa cháy rừng ở gần đấy thèm muốn. Một hôm, trong lúc nàng đang vào rừng hái củi thì bất ngờ con quái vật xuất hiện. Từ trên cao, nó lao xuống dùng chiếc miệng hút nước sông, quật mạnh lên tạo thành một cột nước khổng lồ quét về phía nàng, cuốn nàng theo. Mất người yêu, Y Phan đau khổ ngày đêm đến ngồi khóc trên tảng đá cạnh dòng sông, nơi hai người vẫn thường hò hẹn. Cho đến một ngày kia kiệt sức, chàng chết đi và hóa thân thành một cây si bám rễ sâu vào tảng đá. Chỗ chàng trai bây giờ là rừng cây bên bờ đá của dòng thác. Còn chỗ con quái vật lao xuống đã trở thành vực thác Dray Sáp (http://BMTvn.com) rộng lớn. Tuy nhiên, Y Phan đã không biết một điều, khi Hơ-mi bị con quái vật bắt đi, biết không thể thoát được nàng đã cắn lưỡi mình tự sát. Con quái vật tức giận vùng vẫy, vất xác nàng xuống dòng sông chảy xiết, chỗ nàng rơi xuống chính là thác Dray Nur ngày nay. Để tưởng nhớ hai người con của buôn làng và mối tình sắt son dang dở, cư dân ở đây đã đặt tên cho thác Dray Sáp là thác chồng, thác Dray Nur là thác vợ. Từ đó đến nay, hai ngọn thác vẫn ngày đêm ầm ào gọi nhau không phút giây ngơi nghỉ giữa xanh thẳm đại ngàn.
23583 Thác Dray Nur
Thác Dray Sáp, giờ đây còn có tên là thác Gia Long (http://BMTvn.com), cao 20m, nằm trên địa phận tỉnh Đắk Nông, được nhiều người biết đến bởi vẻ đẹp của thiên nhiên hoang sơ thuần khiết, gần như chưa có bàn tay con người chạm vào. Nước của con thác từ dòng sông Sê-rê-pốc hùng vĩ của Tây Nguyên về đến đây bị những khối đá chắn lại tạo thành những tầng bậc. Lúc thì dịu dàng lách qua những hòn đá để chảy về hạ nguồn, lúc thì tuôn trào dữ dội. Vào mùa mưa, mặt thác rộng hơn 100m, nước từ trên cao đổ xuống tạo thành cuộn sóng lớn. Phía hạ nguồn con thác hình thành những hồ nước rộng lớn. Đây là các hồ tự nhiên nhưng hoàn chỉnh đến mức người ta cứ nghĩ có sự can thiệp của con người. Đẹp nhất phải kể đến hồ tắm Tiên. Vẻ đẹp hoang sơ hoàn mỹ của nó khiến người đời đã nghĩ ra một câu chuyện thần tiên để lý giải cho sự hình thành hồ trên núi này.
Hệ sinh thái quanh khu vực thác Dray Sáp rất phong phú. Qua thác có vô số cây rừng cổ thụ, có nhiều cây tuổi thọ đến trăm năm. Những cây kiền kiền, bạch tùng, du sam, chò xót... với tàn cây rộng lớn và cao vút. Rừng nguyên sinh được bảo tồn nghiêm ngặt. Mật độ rừng rậm rạp và rộng lớn nên vẫn còn giữ được hệ sinh thái đa dạng, thu hút chim muông, thú rừng sinh sống. Không khí mát rượi, thiên nhiên thuần khiết nên hiện nay thác Dray Sáp được nhiều du khách đưa vào danh mục các điểm phải đến tại Việt Nam. Thác Dray Sáp gắn với cái tên của một vị vua triều Nguyễn là vua Bảo Đại. Vua Bảo Đại từng đặt chân đến ngọn thác này. Cảm hứng trước thiên nhiên xinh đẹp, ông cho xây dựng một dinh thự vào năm 1930 để vãn cảnh và lấy tên vua Gia Long đặt tên cho thác.
Thác Dray Nur chỉ cách Dray Sáp một đoạn cầu treo bắt qua dòng sông Sê-rê-pốc. Thác Dray Nur được ít người biết đến vì lầm tưởng nằm trong cụm thác Dray Sáp nhưng thực ra khi đến đây dòng sông Sê-rê-pốc (http://BMTvn.com) chia ra làm 2 nhánh nhỏ đổ xuống hai dòng thác và nhập lại ở phía dưới, cách đó không xa. Đến với Dray Nur, cảm giác đầu tiên đến với du khách sẽ là một ngọn thác thật hùng vĩ. Bọt tung trắng xóa, hơi nước ngập tràn khiến quang cảnh xung quanh thác còn nên thơ. Nhưng hấp dẫn nhất không phải việc chiêm ngưỡng thác mà là khám phá, tìm kiếm cảm giác mạnh trong hang động rộng gần 3000m2 phía sau thác. Nhìn màn nước mạnh mẽ, ào ạt lao từ độ cao vài chục mét xuống, không ít người rùng mình, song hầu hết đều muốn trải qua cảm giác phiêu lưu khi lao thẳng người qua màn nước, cảm nhận cái rát của nước khi giội vào đầu, vào vai. Cảm giác từ một nơi tràn ngập ánh sáng, chìm trong bóng tối của hang động. Độ an toàn của việc lao vào màn nước được bảo đảm khá cao với những chiếc áo phao cho du khách mặc vào người và những tay bơi chuyên nghiệp được bố trí gần đó. Khi đứng từ bên trong nhìn ra. Tường nước dài bao bọc phía trước, ánh sáng nhập nhoạng soi những tảng đá hình thù kỳ dị tưởng như là hóa thân của tướng tôm, tướng cá. Sau khi hưởng trọn những cảm giác mạnh trong lòng ngọn thác hùng vĩ này, bạn có thể thưởng thức những món ăn dân dã, mang đậm bản sắc ẩm thực của các dân tộc Tây Nguyên với các loại cá đặc sản của sông Sê-rê-pốc như cá lăn, cá bống đá, cá trắng, ếch cuốn lá lục vừng...
Tuy nhiên tất cả đều bị nàng cự tuyệt bởi nàng đã dành trọn trái tim cho Y Phan, một chàng trai hiền lành nhưng nghèo khổ, sống cùng buôn với nàng.
Chuyện kể rằng, ngày xưa ở hạ nguồn dòng sông Sê-rê-pốc hùng vĩ của Tây Nguyên có một thiếu nữ người Ê-đê (http://BMTvn.com) vô cùng xinh đẹp tên là Hơ-mi. Tiếng tăm về sắc đẹp của nàng như cơn gió rừng bay đi rất xa khiến nhiều chàng trai giàu có từ khắp các buôn làng Mơ-nông, Ê-đê đến cầu hôn. Tuy nhiên tất cả đều bị nàng cự tuyệt bởi nàng đã dành trọn trái tim cho Y Phan, một chàng trai hiền lành nhưng nghèo khổ, sống cùng buôn với nàng.
23584 Thác Dray Sáp
Sắc đẹp của Hơ-mi cũng khiến con quái vật có cái đầu to như quả núi, mắt đỏ như ngọn lửa cháy rừng ở gần đấy thèm muốn. Một hôm, trong lúc nàng đang vào rừng hái củi thì bất ngờ con quái vật xuất hiện. Từ trên cao, nó lao xuống dùng chiếc miệng hút nước sông, quật mạnh lên tạo thành một cột nước khổng lồ quét về phía nàng, cuốn nàng theo. Mất người yêu, Y Phan đau khổ ngày đêm đến ngồi khóc trên tảng đá cạnh dòng sông, nơi hai người vẫn thường hò hẹn. Cho đến một ngày kia kiệt sức, chàng chết đi và hóa thân thành một cây si bám rễ sâu vào tảng đá. Chỗ chàng trai bây giờ là rừng cây bên bờ đá của dòng thác. Còn chỗ con quái vật lao xuống đã trở thành vực thác Dray Sáp (http://BMTvn.com) rộng lớn. Tuy nhiên, Y Phan đã không biết một điều, khi Hơ-mi bị con quái vật bắt đi, biết không thể thoát được nàng đã cắn lưỡi mình tự sát. Con quái vật tức giận vùng vẫy, vất xác nàng xuống dòng sông chảy xiết, chỗ nàng rơi xuống chính là thác Dray Nur ngày nay. Để tưởng nhớ hai người con của buôn làng và mối tình sắt son dang dở, cư dân ở đây đã đặt tên cho thác Dray Sáp là thác chồng, thác Dray Nur là thác vợ. Từ đó đến nay, hai ngọn thác vẫn ngày đêm ầm ào gọi nhau không phút giây ngơi nghỉ giữa xanh thẳm đại ngàn.
23583 Thác Dray Nur
Thác Dray Sáp, giờ đây còn có tên là thác Gia Long (http://BMTvn.com), cao 20m, nằm trên địa phận tỉnh Đắk Nông, được nhiều người biết đến bởi vẻ đẹp của thiên nhiên hoang sơ thuần khiết, gần như chưa có bàn tay con người chạm vào. Nước của con thác từ dòng sông Sê-rê-pốc hùng vĩ của Tây Nguyên về đến đây bị những khối đá chắn lại tạo thành những tầng bậc. Lúc thì dịu dàng lách qua những hòn đá để chảy về hạ nguồn, lúc thì tuôn trào dữ dội. Vào mùa mưa, mặt thác rộng hơn 100m, nước từ trên cao đổ xuống tạo thành cuộn sóng lớn. Phía hạ nguồn con thác hình thành những hồ nước rộng lớn. Đây là các hồ tự nhiên nhưng hoàn chỉnh đến mức người ta cứ nghĩ có sự can thiệp của con người. Đẹp nhất phải kể đến hồ tắm Tiên. Vẻ đẹp hoang sơ hoàn mỹ của nó khiến người đời đã nghĩ ra một câu chuyện thần tiên để lý giải cho sự hình thành hồ trên núi này.
Hệ sinh thái quanh khu vực thác Dray Sáp rất phong phú. Qua thác có vô số cây rừng cổ thụ, có nhiều cây tuổi thọ đến trăm năm. Những cây kiền kiền, bạch tùng, du sam, chò xót... với tàn cây rộng lớn và cao vút. Rừng nguyên sinh được bảo tồn nghiêm ngặt. Mật độ rừng rậm rạp và rộng lớn nên vẫn còn giữ được hệ sinh thái đa dạng, thu hút chim muông, thú rừng sinh sống. Không khí mát rượi, thiên nhiên thuần khiết nên hiện nay thác Dray Sáp được nhiều du khách đưa vào danh mục các điểm phải đến tại Việt Nam. Thác Dray Sáp gắn với cái tên của một vị vua triều Nguyễn là vua Bảo Đại. Vua Bảo Đại từng đặt chân đến ngọn thác này. Cảm hứng trước thiên nhiên xinh đẹp, ông cho xây dựng một dinh thự vào năm 1930 để vãn cảnh và lấy tên vua Gia Long đặt tên cho thác.
Thác Dray Nur chỉ cách Dray Sáp một đoạn cầu treo bắt qua dòng sông Sê-rê-pốc. Thác Dray Nur được ít người biết đến vì lầm tưởng nằm trong cụm thác Dray Sáp nhưng thực ra khi đến đây dòng sông Sê-rê-pốc (http://BMTvn.com) chia ra làm 2 nhánh nhỏ đổ xuống hai dòng thác và nhập lại ở phía dưới, cách đó không xa. Đến với Dray Nur, cảm giác đầu tiên đến với du khách sẽ là một ngọn thác thật hùng vĩ. Bọt tung trắng xóa, hơi nước ngập tràn khiến quang cảnh xung quanh thác còn nên thơ. Nhưng hấp dẫn nhất không phải việc chiêm ngưỡng thác mà là khám phá, tìm kiếm cảm giác mạnh trong hang động rộng gần 3000m2 phía sau thác. Nhìn màn nước mạnh mẽ, ào ạt lao từ độ cao vài chục mét xuống, không ít người rùng mình, song hầu hết đều muốn trải qua cảm giác phiêu lưu khi lao thẳng người qua màn nước, cảm nhận cái rát của nước khi giội vào đầu, vào vai. Cảm giác từ một nơi tràn ngập ánh sáng, chìm trong bóng tối của hang động. Độ an toàn của việc lao vào màn nước được bảo đảm khá cao với những chiếc áo phao cho du khách mặc vào người và những tay bơi chuyên nghiệp được bố trí gần đó. Khi đứng từ bên trong nhìn ra. Tường nước dài bao bọc phía trước, ánh sáng nhập nhoạng soi những tảng đá hình thù kỳ dị tưởng như là hóa thân của tướng tôm, tướng cá. Sau khi hưởng trọn những cảm giác mạnh trong lòng ngọn thác hùng vĩ này, bạn có thể thưởng thức những món ăn dân dã, mang đậm bản sắc ẩm thực của các dân tộc Tây Nguyên với các loại cá đặc sản của sông Sê-rê-pốc như cá lăn, cá bống đá, cá trắng, ếch cuốn lá lục vừng...