chanvietco
26-01-2013, 11:12 AM
Cách TP.Buôn Ma Thuột hơn 10 km có một khu rừng thiêng nằm trên ngọn đồi thoai thoải, bao đời nay tỏa bóng xuống các buôn làng xung quanh. Đó là đồi Cư H’lăm huyền thoại.
41168
Điều lạ nhất của đồi Cư H’lăm là khu rừng già nguyên sinh gần 20 ha vẫn tồn tại giữa vùng dân cư đông đúc, với nhiều loại gỗ quý như sao đỏ, cà te, hương, gõ…, nhiều gốc cây to cỡ 3-4 người ôm. Người dân trong vùng gọi Cư H’lăm là đồi cây thiêng, gắn liền với truyền thuyết mà họ xem đó là bài học cuộc sống lưu lại từ xa xưa. Ông Y Ruê Mlô, già làng buôn Ea Mắp dưới chân đồi Cư H’lăm lý giải: Cư trong tiếng Êđê là núi, đồi; còn H’lăm có nghĩa chỉ tội loạn luân.
Câu chuyện bắt nguồn từ khi ngọn núi chưa có tên gọi, trong vùng có một buôn làng người Êđê sinh sống. Một ngày nọ, trong buôn xôn xao chuyện hai anh em cùng họ Niê là Y Đhin và H’hoan yêu nhau, đòi lấy nhau thành vợ chồng. Điều này là H’lăm (loạn luân), vi phạm luật tục, ai vi phạm sẽ bị buôn làng phạt cúng Yàng một con trâu trắng. Đôi trẻ nọ không có trâu nên xin thay bằng một con heo trắng.
Chuyện lạ xảy ra là con heo đã bị giết chết (để nguyên con) chuẩn bị đem ra làm lễ cúng thì đột nhiên sống lại, vùng dậy chạy đi. Heo chạy đến đâu thì đất bỗng nhiên sụt đến đó, kéo cả buôn làng vùi xuống thành đầm nước cạnh ngọn đồi. Từ đó, người ta đặt tên ngọn đồi là Cư H’lăm và hồ nước là H’lăm như để nhắc nhở con cháu ý thức tôn trọng luật tục, tránh bị Yàng phạt do vi phạm luân thường đạo lý.
Về sau, vào mùa nước cạn, người dân trong vùng còn tìm thấy dưới lòng hồ những cột nhà sót lại như minh chứng cho câu chuyện H’lăm là có thật. Còn có những chi tiết huyền bí được thêu dệt như: ai đi trên đồi H’lăm mà nhắc đến tên Y Đhin và H’hoan thì sẽ quên đường về, chặt cây ở đây về làm nhà thì nhà sẽ bốc cháy. Vì thế, cây rừng nơi đây đã được bảo tồn nguyên vẹn từ đời này sang đời khác…
Sự tích núi và hồ H’lăm có thể đã truyền thuyết hóa về những biến động địa chất trong vùng. Trên đỉnh Cư H’lăm, người ta bắt gặp một hố sâu cây cối phủ um tùm, dấu tích của miệng núi lửa đã tắt từ lâu. Hồ H’lăm được cho là hình thành do lòng đất dưới chân núi sụt xuống sau khi núi lửa phun trào. Thiên nhiên đã ban tặng tuyệt tác núi và hồ H’lăm hài hòa cạnh nhau, tạo nên khung cảnh thơ mộng, không khí mát mẻ, trong lành quanh năm. Khu rừng nguyên sinh Cư H’lăm có giá trị lớn về tài nguyên động - thực vật, cảnh quan môi trường - sinh thái.
Năm 2009, UBND tỉnh Đắk Lắk ra quyết định công nhận Cư H’lăm là “di tích danh lam thắng cảnh”. Cuối năm 2011, chính quyền địa phương đã đồng ý cho Công ty TNHH đầu tư du lịch Đặng Lê lập dự án đầu tư khai thác du lịch sinh thái - danh lam thắng cảnh rừng nguyên sinh đồi Cư H’lăm. Hy vọng nơi đây trở thành điểm du lịch hấp dẫn bên cạnh phố núi Buôn Ma Thuột sôi động đang dần hiện thực./
41168
Điều lạ nhất của đồi Cư H’lăm là khu rừng già nguyên sinh gần 20 ha vẫn tồn tại giữa vùng dân cư đông đúc, với nhiều loại gỗ quý như sao đỏ, cà te, hương, gõ…, nhiều gốc cây to cỡ 3-4 người ôm. Người dân trong vùng gọi Cư H’lăm là đồi cây thiêng, gắn liền với truyền thuyết mà họ xem đó là bài học cuộc sống lưu lại từ xa xưa. Ông Y Ruê Mlô, già làng buôn Ea Mắp dưới chân đồi Cư H’lăm lý giải: Cư trong tiếng Êđê là núi, đồi; còn H’lăm có nghĩa chỉ tội loạn luân.
Câu chuyện bắt nguồn từ khi ngọn núi chưa có tên gọi, trong vùng có một buôn làng người Êđê sinh sống. Một ngày nọ, trong buôn xôn xao chuyện hai anh em cùng họ Niê là Y Đhin và H’hoan yêu nhau, đòi lấy nhau thành vợ chồng. Điều này là H’lăm (loạn luân), vi phạm luật tục, ai vi phạm sẽ bị buôn làng phạt cúng Yàng một con trâu trắng. Đôi trẻ nọ không có trâu nên xin thay bằng một con heo trắng.
Chuyện lạ xảy ra là con heo đã bị giết chết (để nguyên con) chuẩn bị đem ra làm lễ cúng thì đột nhiên sống lại, vùng dậy chạy đi. Heo chạy đến đâu thì đất bỗng nhiên sụt đến đó, kéo cả buôn làng vùi xuống thành đầm nước cạnh ngọn đồi. Từ đó, người ta đặt tên ngọn đồi là Cư H’lăm và hồ nước là H’lăm như để nhắc nhở con cháu ý thức tôn trọng luật tục, tránh bị Yàng phạt do vi phạm luân thường đạo lý.
Về sau, vào mùa nước cạn, người dân trong vùng còn tìm thấy dưới lòng hồ những cột nhà sót lại như minh chứng cho câu chuyện H’lăm là có thật. Còn có những chi tiết huyền bí được thêu dệt như: ai đi trên đồi H’lăm mà nhắc đến tên Y Đhin và H’hoan thì sẽ quên đường về, chặt cây ở đây về làm nhà thì nhà sẽ bốc cháy. Vì thế, cây rừng nơi đây đã được bảo tồn nguyên vẹn từ đời này sang đời khác…
Sự tích núi và hồ H’lăm có thể đã truyền thuyết hóa về những biến động địa chất trong vùng. Trên đỉnh Cư H’lăm, người ta bắt gặp một hố sâu cây cối phủ um tùm, dấu tích của miệng núi lửa đã tắt từ lâu. Hồ H’lăm được cho là hình thành do lòng đất dưới chân núi sụt xuống sau khi núi lửa phun trào. Thiên nhiên đã ban tặng tuyệt tác núi và hồ H’lăm hài hòa cạnh nhau, tạo nên khung cảnh thơ mộng, không khí mát mẻ, trong lành quanh năm. Khu rừng nguyên sinh Cư H’lăm có giá trị lớn về tài nguyên động - thực vật, cảnh quan môi trường - sinh thái.
Năm 2009, UBND tỉnh Đắk Lắk ra quyết định công nhận Cư H’lăm là “di tích danh lam thắng cảnh”. Cuối năm 2011, chính quyền địa phương đã đồng ý cho Công ty TNHH đầu tư du lịch Đặng Lê lập dự án đầu tư khai thác du lịch sinh thái - danh lam thắng cảnh rừng nguyên sinh đồi Cư H’lăm. Hy vọng nơi đây trở thành điểm du lịch hấp dẫn bên cạnh phố núi Buôn Ma Thuột sôi động đang dần hiện thực./