vtauship
26-01-2013, 11:07 AM
Khắp đại ngàn Tây Nguyên đều thăm thẳm bởi rừng núi âm u, tĩnh mịch, nhưng có lẽ nơi mà khiến người ta rợn người nhất đó chính là khu nghĩa địa treo hay còn gọi là “rừng ma” của làng Vai Trang (xã Đắk Long, Đắk Lei, Kon Tum).
Khắp khu rừng ngổn ngang những quan tài của người chết, cái thì được treo lơ lửng trên cọc gỗ, cái thì gãy gục xuống đất…
Hủ tục ngày xa xưahttp://www.tintaynguyen.com/wp-content/uploads/2012/10/1302868872_rung-ma-0.jpg (http://www.tintaynguyen.com/wp-content/uploads/2012/10/1302868872_rung-ma-0.jpg)
Người Dẻ Triêng luôn tin rằng, người chết có một năng lực siêu nhiên và họ có thể làm được bất cứ chuyện gì trên cõi đời này, kể cả việc “bắt” linh hồn của người sống đi theo. Chính vì vậy, người Dẻ Triêng ở làng Vai Trang không chỉ rất sợ hồn ma người đã chết mà còn xem hồn ma đó đang còn “sống” với một khả năng siêu phàm.
Vì lẽ đó nên với người dân làng Vai Trang, mai táng người chết theo hình thức nào đều không quan trọng: “Mình có chôn người chết xuống đất, xây bốn bức tường kín mít thì cái hồn của nó vẫn ở trên thôi. Nó không nằm dưới đất đâu, xây kín nó cũng đi được, chỉ có mình là không đi được thôi. Nó giống như con mối, con mọt trong nhà mình ấy, xây nhà rồi mà nó vẫn đục tường, đục gỗ đi được, con ma cũng vậy”, trưởng thôn A B’lã lý giải.
Tàn tích “rừng ma” ở đại ngàn Tây Nguyên, Tin tức trong ngày, rung ma, dai ngan, tay nguyen, tan tich, kom tum
Một góc “ma rừng” Vai Trang
Chính vì quan niệm trên nên người còn sống rất sợ người đã khuất. Sợ đến nỗi nếu trong gia đình không may có người chết, gia chủ lập tức vội vàng kiếm quan tài đặt người chết vào trong, khiêng luôn ra nghĩa địa, đóng cọc treo quan tài lên rồi mới về nhà làm lễ thờ cúng.
Việc mai táng người chết đều do những người thân trong gia đình tự lo liệu. Nếu có bà con hàng xóm tham gia thì cũng chỉ phụ giúp những việc lặt vặt ở nhà. Nếu chồng chết thì vợ nhờ một số người ruột thịt, thân thiết nhất khiêng quan tài không ra nghĩa địa, sau đó người vợ mang thi hài chồng ra bỏ vào quan tài. Ngược lại, vợ chết thì người chồng cũng làm như vậy, cha với con cũng thế.
Người làng Vai Trang có quan niệm chết là sang một thế giới khác, nên vẫn cần con trâu, con bò để cày, vì thế họ gửi trâu, gửi bò cho người chết để họ có cái mà làm ăn sinh sống! Người còn sống còn rất lo lắng cho người chết phải “sống” một cuộc sống nghèo khổ, túng thiếu, không có dụng cụ sinh hoạt và mưu sinh nên họ đã chia rất nhiều của cải cho người người chết mang theo.
Để vừa chu toàn hơn cho người chết vừa giúp bản thân mình được an toàn, tránh bị “con ma” về trù ẻo và tìm cách làm hại, sau khi mai táng người đã khuất ra nghĩa địa xong, gia chủ phải lập tức làm thịt trâu, bò, lợn, gà để cúng người chết. Dù ông và người dân trong làng chưa từng nhìn thấy “con ma” lần nào nhưng ông A B’lã vẫn giải thích: “Mình phải làm thịt trâu ở nhà cúng để người chết về lấy linh hồn con trâu mang theo, còn mình và dân làng ăn thịt. Nó sống ở bên kia cũng nghèo, mình cho nó cái hồn con trâu, con bò… để nó tạo điều kiện cho mình làm ăn, nó không về hại mình nữa”.
Bước qua nỗi sợ hãiNghĩa địa treo của làng Vai Trang là một khu rừng chỉ cách làng chừng 600 mét, nhưng không có người nào dám đặt chân đến đó, duy chỉ có ông A B’lã “dám” đến một, hai lần cùng với một số cán bộ. Khi chúng tôi thuyết phục ông B’lã dẫn ra khu rừng “ma” thì ông nhất quyết không đi vì lo ngại: “Mình sợ lắm, không dám đi đâu. Năm vừa rồi mình đã làm thịt 2 con bò để cúng con ma rồi, mình hết bò rồi không có để cúng nữa. Mình nghèo rồi, năm nay làm ăn vất vả khổ cực không đủ lo cho vợ, cho con, nếu ra đó không có bò cúng cho con ma là nó sẽ bắt mình đi theo nó”.
Thế là dù sợ không kém gì ông thôn trưởng, nhưng chúng tôi cũng quyết định xâm nhập vào rừng ma mà không cần người dẫn đường. Vừa bước vào khu rừng, chúng tôi đã nhìn thấy một vài ngôi mộ được xây bằng gạch đá, xi măng nhưng do không được xây kín đáo, khiến những mùi uế khí bốc tỏa ra nôn nao khắp nơi phảng phất trong khu rừng.
Để đi qua được những ngôi mộ này, chúng tôi phải vạch cây, phải luồn và tránh những cây nứa, dây dại mới vào sâu được bên trong. Đó là những ngôi mộ được chôn dưới lòng đất, không có bờ xây, bị lá cây phủ kín chỉ được đánh dấu bằng một chiếc ghè rượu đặt bên cạnh. Lúc này là buổi trưa, những cơn gió thoảng nhẹ trong rừng sâu yên tĩnh, cho người ta cảm giác bất an và lo sợ. Chúng tôi nhẹ nhàng bước từng bước qua những tiếng kêu rộp roạp của lá cây rừng để vào trong mà không phải dẫm lên thi hài của người đã khuất. Đi sâu vào khoảng 20 mét nữa, những chiếc quan tài treo dần dần lộ ra trước mặt chúng tôi. Cái thì nằm lẻ loi, đầu chúc xuống đất vì cọc treo đã mục gãy. Có chỗ thì hai chiếc quan tài đặt song song cạnh nhau. Khắp nơi, cứ cách vài mét lại thấy xuất hiện những chiếc quan tài treo lủng lẳng.
Chúng tôi chỉ kịp nhớ lại lời nói của ông thôn trưởng: “Vợ chồng thì được treo cạnh nhau, vợ bên trái còn chồng bên phải. Cháu chắt sẽ được đặt dưới hòm của ông bà, con cái thì treo xung quanh”.
Những chiếc quan tài này được làm bằng gỗ, thiếc hoặc tôn. Người dân ở đây thường lấy vỏ bom bi hoặc thùng xăng gò hàn thành những chiếc quan tài rất đẹp và chắc chắn cho người chết. Xung quanh các cỗ quan tài này treo ngổn ngang nào chăn, màn, chén, bát và đầy đủ những vật dụng sinh hoạt khác của con người, đây chính là phần của cải mà người còn sống chia cho người đã chết.
Ông trưởng thôn cũng cho biết, trước đây để khiêng quan tài đến khu rừng ma này, người khiêng phải chịu rất nhiều khó khăn vì mùi xú uế từ xác người chết bốc ra. Nhiều chiếc quan tài không được che chắn cẩn thận, nắp bật ra ngoài.
Theo các cụ già sống tại làng Vai Trang thì: Tục táng treo ở nơi đây đã có từ bao đời nay rồi, và cũng không ai có thể biết rõ, chỉ biết là tục này đã có từ trước ngày giải phóng. Tục táng treo thật ra rất phức tạp, tốn kém và mất nhiều thời gian, vì khi chôn treo như vậy, người thân của người chết phải mổ trâu, mổ bò và phải có nhiều rượu ghè cho dân làng đến ăn uống để làm giúp những công việc như: Chuẩn bị hòm, cây để gác và nhiều công việc khác. Vì nếu không làm như vậy thì gia đình có người chết sẽ luôn gặp rắc rối và xui xẻo, làm ăn không ra gì và luôn ốm đau!?
Vài năm trở lại đây, người trong thôn được chính quyền địa phương vận động, họ đã bỏ dần tục táng treo. Tuy nhiên, người đã khuất vẫn được chôn theo phong tục vợ chồng đặt cạnh nhau. Và cho đến hôm nay, trong tiềm thức người làng Vai Trang “người chết vẫn còn “sống” nên dù chôn như thế nào, họ cũng không dám ra lại nghĩa địa”. “Rừng ma” rồi sẽ chỉ còn là tàn tích một thời hủ tục của người dân Dẻ Triêng.
Khắp khu rừng ngổn ngang những quan tài của người chết, cái thì được treo lơ lửng trên cọc gỗ, cái thì gãy gục xuống đất…
Hủ tục ngày xa xưahttp://www.tintaynguyen.com/wp-content/uploads/2012/10/1302868872_rung-ma-0.jpg (http://www.tintaynguyen.com/wp-content/uploads/2012/10/1302868872_rung-ma-0.jpg)
Người Dẻ Triêng luôn tin rằng, người chết có một năng lực siêu nhiên và họ có thể làm được bất cứ chuyện gì trên cõi đời này, kể cả việc “bắt” linh hồn của người sống đi theo. Chính vì vậy, người Dẻ Triêng ở làng Vai Trang không chỉ rất sợ hồn ma người đã chết mà còn xem hồn ma đó đang còn “sống” với một khả năng siêu phàm.
Vì lẽ đó nên với người dân làng Vai Trang, mai táng người chết theo hình thức nào đều không quan trọng: “Mình có chôn người chết xuống đất, xây bốn bức tường kín mít thì cái hồn của nó vẫn ở trên thôi. Nó không nằm dưới đất đâu, xây kín nó cũng đi được, chỉ có mình là không đi được thôi. Nó giống như con mối, con mọt trong nhà mình ấy, xây nhà rồi mà nó vẫn đục tường, đục gỗ đi được, con ma cũng vậy”, trưởng thôn A B’lã lý giải.
Tàn tích “rừng ma” ở đại ngàn Tây Nguyên, Tin tức trong ngày, rung ma, dai ngan, tay nguyen, tan tich, kom tum
Một góc “ma rừng” Vai Trang
Chính vì quan niệm trên nên người còn sống rất sợ người đã khuất. Sợ đến nỗi nếu trong gia đình không may có người chết, gia chủ lập tức vội vàng kiếm quan tài đặt người chết vào trong, khiêng luôn ra nghĩa địa, đóng cọc treo quan tài lên rồi mới về nhà làm lễ thờ cúng.
Việc mai táng người chết đều do những người thân trong gia đình tự lo liệu. Nếu có bà con hàng xóm tham gia thì cũng chỉ phụ giúp những việc lặt vặt ở nhà. Nếu chồng chết thì vợ nhờ một số người ruột thịt, thân thiết nhất khiêng quan tài không ra nghĩa địa, sau đó người vợ mang thi hài chồng ra bỏ vào quan tài. Ngược lại, vợ chết thì người chồng cũng làm như vậy, cha với con cũng thế.
Người làng Vai Trang có quan niệm chết là sang một thế giới khác, nên vẫn cần con trâu, con bò để cày, vì thế họ gửi trâu, gửi bò cho người chết để họ có cái mà làm ăn sinh sống! Người còn sống còn rất lo lắng cho người chết phải “sống” một cuộc sống nghèo khổ, túng thiếu, không có dụng cụ sinh hoạt và mưu sinh nên họ đã chia rất nhiều của cải cho người người chết mang theo.
Để vừa chu toàn hơn cho người chết vừa giúp bản thân mình được an toàn, tránh bị “con ma” về trù ẻo và tìm cách làm hại, sau khi mai táng người đã khuất ra nghĩa địa xong, gia chủ phải lập tức làm thịt trâu, bò, lợn, gà để cúng người chết. Dù ông và người dân trong làng chưa từng nhìn thấy “con ma” lần nào nhưng ông A B’lã vẫn giải thích: “Mình phải làm thịt trâu ở nhà cúng để người chết về lấy linh hồn con trâu mang theo, còn mình và dân làng ăn thịt. Nó sống ở bên kia cũng nghèo, mình cho nó cái hồn con trâu, con bò… để nó tạo điều kiện cho mình làm ăn, nó không về hại mình nữa”.
Bước qua nỗi sợ hãiNghĩa địa treo của làng Vai Trang là một khu rừng chỉ cách làng chừng 600 mét, nhưng không có người nào dám đặt chân đến đó, duy chỉ có ông A B’lã “dám” đến một, hai lần cùng với một số cán bộ. Khi chúng tôi thuyết phục ông B’lã dẫn ra khu rừng “ma” thì ông nhất quyết không đi vì lo ngại: “Mình sợ lắm, không dám đi đâu. Năm vừa rồi mình đã làm thịt 2 con bò để cúng con ma rồi, mình hết bò rồi không có để cúng nữa. Mình nghèo rồi, năm nay làm ăn vất vả khổ cực không đủ lo cho vợ, cho con, nếu ra đó không có bò cúng cho con ma là nó sẽ bắt mình đi theo nó”.
Thế là dù sợ không kém gì ông thôn trưởng, nhưng chúng tôi cũng quyết định xâm nhập vào rừng ma mà không cần người dẫn đường. Vừa bước vào khu rừng, chúng tôi đã nhìn thấy một vài ngôi mộ được xây bằng gạch đá, xi măng nhưng do không được xây kín đáo, khiến những mùi uế khí bốc tỏa ra nôn nao khắp nơi phảng phất trong khu rừng.
Để đi qua được những ngôi mộ này, chúng tôi phải vạch cây, phải luồn và tránh những cây nứa, dây dại mới vào sâu được bên trong. Đó là những ngôi mộ được chôn dưới lòng đất, không có bờ xây, bị lá cây phủ kín chỉ được đánh dấu bằng một chiếc ghè rượu đặt bên cạnh. Lúc này là buổi trưa, những cơn gió thoảng nhẹ trong rừng sâu yên tĩnh, cho người ta cảm giác bất an và lo sợ. Chúng tôi nhẹ nhàng bước từng bước qua những tiếng kêu rộp roạp của lá cây rừng để vào trong mà không phải dẫm lên thi hài của người đã khuất. Đi sâu vào khoảng 20 mét nữa, những chiếc quan tài treo dần dần lộ ra trước mặt chúng tôi. Cái thì nằm lẻ loi, đầu chúc xuống đất vì cọc treo đã mục gãy. Có chỗ thì hai chiếc quan tài đặt song song cạnh nhau. Khắp nơi, cứ cách vài mét lại thấy xuất hiện những chiếc quan tài treo lủng lẳng.
Chúng tôi chỉ kịp nhớ lại lời nói của ông thôn trưởng: “Vợ chồng thì được treo cạnh nhau, vợ bên trái còn chồng bên phải. Cháu chắt sẽ được đặt dưới hòm của ông bà, con cái thì treo xung quanh”.
Những chiếc quan tài này được làm bằng gỗ, thiếc hoặc tôn. Người dân ở đây thường lấy vỏ bom bi hoặc thùng xăng gò hàn thành những chiếc quan tài rất đẹp và chắc chắn cho người chết. Xung quanh các cỗ quan tài này treo ngổn ngang nào chăn, màn, chén, bát và đầy đủ những vật dụng sinh hoạt khác của con người, đây chính là phần của cải mà người còn sống chia cho người đã chết.
Ông trưởng thôn cũng cho biết, trước đây để khiêng quan tài đến khu rừng ma này, người khiêng phải chịu rất nhiều khó khăn vì mùi xú uế từ xác người chết bốc ra. Nhiều chiếc quan tài không được che chắn cẩn thận, nắp bật ra ngoài.
Theo các cụ già sống tại làng Vai Trang thì: Tục táng treo ở nơi đây đã có từ bao đời nay rồi, và cũng không ai có thể biết rõ, chỉ biết là tục này đã có từ trước ngày giải phóng. Tục táng treo thật ra rất phức tạp, tốn kém và mất nhiều thời gian, vì khi chôn treo như vậy, người thân của người chết phải mổ trâu, mổ bò và phải có nhiều rượu ghè cho dân làng đến ăn uống để làm giúp những công việc như: Chuẩn bị hòm, cây để gác và nhiều công việc khác. Vì nếu không làm như vậy thì gia đình có người chết sẽ luôn gặp rắc rối và xui xẻo, làm ăn không ra gì và luôn ốm đau!?
Vài năm trở lại đây, người trong thôn được chính quyền địa phương vận động, họ đã bỏ dần tục táng treo. Tuy nhiên, người đã khuất vẫn được chôn theo phong tục vợ chồng đặt cạnh nhau. Và cho đến hôm nay, trong tiềm thức người làng Vai Trang “người chết vẫn còn “sống” nên dù chôn như thế nào, họ cũng không dám ra lại nghĩa địa”. “Rừng ma” rồi sẽ chỉ còn là tàn tích một thời hủ tục của người dân Dẻ Triêng.