dhp
25-01-2013, 03:21 PM
Số nợ thống kê ban đầu tại một đơn vị thành viên Công ty cổ phần Chế biến thực phẩm Phương Nam ít nhất là 200 tỷ đồng. Các chủ nợ, đối tác đã mất tin tưởng vào khả năng thanh toán của doanh nghiệp này.
39460 Biệt thự ông Khuân xây nằm sau dãi nhà dân trên quốc lộ 1A được đánh giá là "tòa lâu đài" lớn nhất Sóc Trăng
Chiều 21/9 tại Công ty cổ phần Chế biến thực phẩm Phương Nam (công ty mẹ), Công ty KM Phương Nam (công ty con) tổ chức họp với 11 chủ nợ là các doanh nghiệp tham gia xây dựng nhà máy chế biến tôm và cá tra tại thị trấn Kế Sách (Kế Sách, Sóc Trăng). KM Phương Nam hy vọng thống nhất nợ nần với đối tác để báo cáo các ngân hàng tiếp quản.
Giám đốc Công ty KM Phương Nam - Quỳnh Phúc Quế có mặt tại cuộc họp, nhưng mọi việc đều do người phát ngôn Nguyễn Hồng Lâm điều hành. Theo ông Lâm, Chủ tịch Hội đồng thành viên của công ty mẹ và công ty con là ông Lâm Ngọc Khuân nhiều tháng nay ở Mỹ, chưa biết bao giờ về nước. Thời gian qua hai công ty của ông Khuân gặp khó khăn trong thanh khoản, cộng với lãi suất tiền vay cao, ngân hàng thắt chặt tín dụng nên mọi nỗ lực huy động vốn để trả nợ đối tác bị chậm trễ. Hiện nay lãi thu được từ hoạt động sản xuất kinh doanh chỉ đủ trả lãi ngân hàng, lương công nhân và chi phí điện, nước để duy trì hoạt động của nhà máy.
"Công ty KM Phương Nam nợ ngân hàng khoảng 170 tỷ đồng, nợ các nhà thầu trên 30 tỷ đồng. Công ty mẹ nợ nhiều hơn nên hiện nay có đến 7 ngân hàng là chủ nợ đang bàn hướng bị tái cơ cấu Công ty Phương Nam. Trong đó có ngân hàng đồng ý khoanh nợ 3-5 năm, các ngân hàng khác góp vốn để trở thành cổ đông rồi bơm tiếp vốn để công ty hoạt động hiệu quả trở lại", ông Lâm cho biết thêm.
Cũng theo người phát ngôn của Công ty Phương Nam, lộ trình tái cơ cấu nợ nần tại doanh nghiệp này chưa biết bao giờ xong. Vì vậy, công ty mong các chủ nợ thông cảm đợi khi nào có lãi sẽ trích ra 50% trả nợ ngân hàng, 50% trả nhà thầu.
Không đồng tình với kế hoạch này, các chủ nợ đề nghị KM Phương Nam triệu tập cuộc họp khác với sự có mặt của các ngân hàng để thống nhất phương án xử lý nợ. Ông Bùi Ngọc Thượng, Quản đốc Công ty TNHH Xây dựng Tân Việt Tín (TP HCM) cho rằng không còn tin vào lời hứa nào của lãnh đạo KM Phương Nam vì nhiều lần hẹn trả nợ nhưng không thực hiện.
39461 Người phát ngôn Nguyễn Hồng Lâm (áo xanh, thứ hai từ phải qua) cho biết ông Khuân ở
Mỹ, ký bổ nhiệm ông Quế áo trắng cạnh bên) làm giám đốc KM Phương Nam rồi gửi quyết
định về từ Mỹ. Có mặt tại buổi họp chiều ngày 21/9, ông Quế ngồi im, không nói lời nào.
"Công ty chúng tôi xây dựng nhà ăn cho KM Phương Nam nhưng trước khi bay qua Mỹ ông Khuân nhiều lần hứa trả nợ mà không trả. Sau đó thuộc cấp của ông Khuân có văn bản hẹn trả nợ nhưng cũng không giữ lời. Vài ngày nữa chúng tôi sẽ kiện ra tòa để đòi nợ KM Phương Nam", ông Thượng khẳng định.
Cùng quan điểm này, 10 nhà thầu chủ nợ của KM Phương Nam cũng thống nhất tuần sau nộp đơn ra tòa nhờ pháp luật can thiệp các khoản nợ tại công ty của ông Khuân.
Công ty cổ phần chế biến thực phẩm Phương Nam là doanh nghiệp thủy sản thứ hai, sau Công ty Bình An của nữ đại gia Phạm Thị Diệu Hiền, lún sâu vào nợ nần. Là một thành viên của Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), Phương Nam còn ra đời trước Bianfishco gần 10 năm, quy mô vốn cũng thuộc vào loại khá trong các doanh nghiệp cùng ngành.
Trong phần thông tin tự giới thiệu về mình trên website công ty, Phương Nam thành lập tháng 8/1998 với số vốn đầu tư 17 triệu USD (gần 360 tỷ đồng), tổng công suất năm 2010 đạt 11.000 tấn. Thị trường xuất khẩu chủ yếu của công ty này là Mỹ, Nhật, EU, Canada và Trung Đông trong đó Mỹ chiếm hơn 50%. Doanh thu năm 2010 của công ty này vào khoảng 120 triệu USD.
Thủy sản là lĩnh vực xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, kim ngạch 8 tháng đầu năm nay đạt gần 4 tỷ USD.
39460 Biệt thự ông Khuân xây nằm sau dãi nhà dân trên quốc lộ 1A được đánh giá là "tòa lâu đài" lớn nhất Sóc Trăng
Chiều 21/9 tại Công ty cổ phần Chế biến thực phẩm Phương Nam (công ty mẹ), Công ty KM Phương Nam (công ty con) tổ chức họp với 11 chủ nợ là các doanh nghiệp tham gia xây dựng nhà máy chế biến tôm và cá tra tại thị trấn Kế Sách (Kế Sách, Sóc Trăng). KM Phương Nam hy vọng thống nhất nợ nần với đối tác để báo cáo các ngân hàng tiếp quản.
Giám đốc Công ty KM Phương Nam - Quỳnh Phúc Quế có mặt tại cuộc họp, nhưng mọi việc đều do người phát ngôn Nguyễn Hồng Lâm điều hành. Theo ông Lâm, Chủ tịch Hội đồng thành viên của công ty mẹ và công ty con là ông Lâm Ngọc Khuân nhiều tháng nay ở Mỹ, chưa biết bao giờ về nước. Thời gian qua hai công ty của ông Khuân gặp khó khăn trong thanh khoản, cộng với lãi suất tiền vay cao, ngân hàng thắt chặt tín dụng nên mọi nỗ lực huy động vốn để trả nợ đối tác bị chậm trễ. Hiện nay lãi thu được từ hoạt động sản xuất kinh doanh chỉ đủ trả lãi ngân hàng, lương công nhân và chi phí điện, nước để duy trì hoạt động của nhà máy.
"Công ty KM Phương Nam nợ ngân hàng khoảng 170 tỷ đồng, nợ các nhà thầu trên 30 tỷ đồng. Công ty mẹ nợ nhiều hơn nên hiện nay có đến 7 ngân hàng là chủ nợ đang bàn hướng bị tái cơ cấu Công ty Phương Nam. Trong đó có ngân hàng đồng ý khoanh nợ 3-5 năm, các ngân hàng khác góp vốn để trở thành cổ đông rồi bơm tiếp vốn để công ty hoạt động hiệu quả trở lại", ông Lâm cho biết thêm.
Cũng theo người phát ngôn của Công ty Phương Nam, lộ trình tái cơ cấu nợ nần tại doanh nghiệp này chưa biết bao giờ xong. Vì vậy, công ty mong các chủ nợ thông cảm đợi khi nào có lãi sẽ trích ra 50% trả nợ ngân hàng, 50% trả nhà thầu.
Không đồng tình với kế hoạch này, các chủ nợ đề nghị KM Phương Nam triệu tập cuộc họp khác với sự có mặt của các ngân hàng để thống nhất phương án xử lý nợ. Ông Bùi Ngọc Thượng, Quản đốc Công ty TNHH Xây dựng Tân Việt Tín (TP HCM) cho rằng không còn tin vào lời hứa nào của lãnh đạo KM Phương Nam vì nhiều lần hẹn trả nợ nhưng không thực hiện.
39461 Người phát ngôn Nguyễn Hồng Lâm (áo xanh, thứ hai từ phải qua) cho biết ông Khuân ở
Mỹ, ký bổ nhiệm ông Quế áo trắng cạnh bên) làm giám đốc KM Phương Nam rồi gửi quyết
định về từ Mỹ. Có mặt tại buổi họp chiều ngày 21/9, ông Quế ngồi im, không nói lời nào.
"Công ty chúng tôi xây dựng nhà ăn cho KM Phương Nam nhưng trước khi bay qua Mỹ ông Khuân nhiều lần hứa trả nợ mà không trả. Sau đó thuộc cấp của ông Khuân có văn bản hẹn trả nợ nhưng cũng không giữ lời. Vài ngày nữa chúng tôi sẽ kiện ra tòa để đòi nợ KM Phương Nam", ông Thượng khẳng định.
Cùng quan điểm này, 10 nhà thầu chủ nợ của KM Phương Nam cũng thống nhất tuần sau nộp đơn ra tòa nhờ pháp luật can thiệp các khoản nợ tại công ty của ông Khuân.
Công ty cổ phần chế biến thực phẩm Phương Nam là doanh nghiệp thủy sản thứ hai, sau Công ty Bình An của nữ đại gia Phạm Thị Diệu Hiền, lún sâu vào nợ nần. Là một thành viên của Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), Phương Nam còn ra đời trước Bianfishco gần 10 năm, quy mô vốn cũng thuộc vào loại khá trong các doanh nghiệp cùng ngành.
Trong phần thông tin tự giới thiệu về mình trên website công ty, Phương Nam thành lập tháng 8/1998 với số vốn đầu tư 17 triệu USD (gần 360 tỷ đồng), tổng công suất năm 2010 đạt 11.000 tấn. Thị trường xuất khẩu chủ yếu của công ty này là Mỹ, Nhật, EU, Canada và Trung Đông trong đó Mỹ chiếm hơn 50%. Doanh thu năm 2010 của công ty này vào khoảng 120 triệu USD.
Thủy sản là lĩnh vực xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, kim ngạch 8 tháng đầu năm nay đạt gần 4 tỷ USD.