cwhcm
25-01-2013, 03:15 PM
Càng làm sếp thì càng được mời nhiều, "phong bì" cũng phải tử tế kẻo mang tiếng ki bo với nhân viên, đối tác.
Lương thấp hay cao thì cũng là sếp, mà đã là sếp thì phải cư xử cho "đàng hoàng". Cư xử thế nào khi được mời cưới cũng là một cách thể hiện sự đàng hoàng đó. Vào mùa cưới, đừng nói "dân thường" mà ngay cả các sếp đối khi cũng... mệt, vì sếp không phải lúc nào cũng đồng nghĩa với "đại gia".
Thủ trưởng cũng sợ thiếp mời
Có địa vị một chút đương nhiên phải có quan hệ rộng, số người cần "ngoại giao" và giữ tình thân thiết phải nhiều hơn nhân viên quèn. Thế thì khi mùa cưới đến, thiệp mời cưới gửi đến tới tấp như bươm bướm là chuyện đương nhiên.
“Đây này, đã thấy cao hơn chồng hồ sơ chưa?”, anh Phiên, phó giám đốc một công ty ở quận Hai Bà Trưng, Hà Nội chỉ tập thiệp mời trên bàn mình, toàn các loại thiệp sang và độc, dĩ nhiên địa điểm mà nó mời đến và độ dày phong bì cũng phải có đẳng cấp tương xứng. Phiên được trả lương 18 triệu đồng. Nhưng hai tháng nay, tiền cưới mỗi tháng của anh phải ngốn cả chục triệu mỗi tháng.
“Công ty mình quan hệ với rất nhiều đối tác và cơ quan chức năng, mình là phó giám đốc nên cũng phải gặp gỡ với họ suốt để tạo sự thân thiết, cả thủ trưởng lẫn những nhân viên ở vị trí liên quan đến công việc của công ty. Vì thế nên cứ có đám là họ nhớ đến mình. Mà đã mời là phải đi. Với những thiệp mời quan trọng, nếu bận quá không có mặt cho người ta thấy được thì phong bì càng phải lịch sự chứ không thể giảm đi như người thường”, anh Phiên nói.
12979
Ngay cả sếp trưởng cũng “thủng túi” nghiêm trọng trong mùa cưới, như ông Nghiêm, đứng đầu một cơ quan nhà nước đóng ở quận Đống Đa, Hà Nội. Thủ phạm gây “thủng” lại chính là những người dưới quyền ông. “Mấy năm rồi cơ quan chả có cái đám cưới nào, không hiểu sao năm nay cưới lắm thế, tính đến hết năm phải gần chục đám, cả cưới mình lẫn cưới con. Tớ dĩ nhiên phải có mặt, mà phong bì cũng phải nhiều hơn thì nhân viên nó mới không chửi sếp ki bo, khổ thế”. Trong khi đó, thu nhập của ông Nghiêm cũng chỉ hơn chục triệu đồng.
Lương không đủ mừng cưới
Sếp còn kêu khổ thì những người lao động thu nhập thấp càng đau đầu trong mùa cưới, bởi tuy không được mời nhiều, tiền mừng cũng "bình dân" thôi nhưng so với thu nhập thì quả là đáng sợ.
Hương 22 tuổi, là công nhân may, sống ở khu Lĩnh Nam, quận Hoàng Mai, Hà Nội. Lương công nhân của cô mỗi tháng được xấp xỉ 2 triệu đồng. Hồi còn ở với bố mẹ, cô chỉ đóng mỗi tháng 500.000 tiền ăn, số còn lại cũng đủ chi tiêu. Nhưng từ khi lấy chồng, một anh thợ ngoại tỉnh, vào năm ngoái, Hương dọn ra thuê nhà trọ. Chồng cô thu nhập không ổn định, có tháng được 4 - 5 triệu đồng, có tháng chả được đồng nào.
“Cuối năm nay họ hàng, bạn bè em cưới liên tục. Những lúc như thế em cứ ước mình là người ngoại tỉnh đi làm xa để có cớ bận làm không về dự được. Nhưng mà anh em, bạn bè đều ở gần cả nên phải đi. Em cưới năm ngoái, mọi người dự đủ cả, giờ không đi cũng ngại. 7 cái đám cưới vừa rồi làm em hết sạch lương”, Hương tâm sự.
Dĩ nhiên là mọi khoản chi tiêu của cô đều phải cắt, kể cả ăn sáng, dù bình thường cô cũng chỉ mua 4.000 tiền xôi. “Đừng nói là ăn sáng, nhiều khi bữa tối em cũng chỉ gặm bánh mỳ không cho đỡ tốn, hôm nào trưa có ăn cưới thì tự nhủ ăn cỗ đã đủ chất cho mấy ngày rồi. Nhiều buổi tối em về thăm bố mẹ, tiện thể ăn chực. May là đợt này chồng em theo bạn vào miền nam làm, chứ chả lẽ bắt anh ấy gặm bánh mỳ”.
Khổ như tân cử nhân được sếp mời cưới
Cũng “hoàn cảnh” không kém là những cử nhân trẻ mới đi làm, với đồng lương thậm chí còn thấp hơn cả công nhân và người giúp việc nhưng lại vẫn cần “đẹp mặt, đàng hoàng” trong các mối quan hệ xã hội. Long, quê Thái Bình, làm cho một công ty TNHH ở Hà Nội, kể: “Em mới vào làm hai tháng, lương thử việc 1,7 triệu đồng, đêm toàn thức dịch thuê mới đủ tiền thuê nhà, ăn uống, xăng xe. Thế mà từ hôm vào công ty đến giờ đã ba đám cưới rồi, đầu tiên là anh trưởng phòng cưới vợ hai, rồi một cô trong phòng cưới con gái. Em là lính mới không dám không đi. Mới đây nhất là thằng bạn em làm phòng kinh doanh”.
Mỗi đám cưới Long mừng 300.000 đồng, riêng đám cưới con của cô trong phòng tổ chức ở khách sạn hạng sang, mọi người đi 500.000, Long cũng không dám kém. “Lõm” quá nặng nên chàng lính mới này mới đây đã phải gọi điện cầu viện chị gái, may được chị “cấp cứu” cho 1 triệu đồng.
“Mọi người công ty em đang xôn xao về đám cưới sắp tới của giám đốc. Họ hồ hởi buôn dưa lê vì sếp lấy một cô kém cả tuổi con gái, nhưng em thì chỉ quan tâm đến chuyện sắp mất gần 1/3 tháng lương thôi. Chỉ hy vọng là em mới vào, sếp chưa nhớ em là thằng nào để mời”, Long tâm sự.
“Bão thiệp cưới” đã là chuyện tất yếu vào mỗi dịp cuối năm. Và giới làm công ăn lương vẫn thường xếp nó vào khoản tốn phí có thể bù lại bằng tiền thưởng Tết. Nhưng năm nay, rất nhiều công ty, cơ quan đã “đánh tiếng” với nhân viên là thưởng tết sẽ không có hoặc “chỉ mang ý nghĩa tượng trưng”. Thế nên tiền mừng cưới chỉ có thể khấu trừ vào khoản lương vốn đã “đứng im” suốt thời gian dài do suy thoái kinh tế.
“Cưới xin là chuyện vui, mình được mời cưới thật lòng rất mừng cho cô dâu chú rể, phải lăn tăn chuyện tiền mừng thì quả là đáng xấu hổ, nhưng chuyện đau đầu ấy vẫn là thực tế phải đối mặt”, chị Vinh, làm việc trong một doanh nghiệp ở Nam Định, cho biết. Do công ty làm ăn thua lỗ, chị và các đồng nghiệp đã phải nhận lương cơ bản thay vì lương thỏa thuận như trước.
Những lúc nhận được thiệp cưới, những người như chị Vinh cứ ước, giá có thể đến chia vui với cô dâu chú rể mà không phải… ăn.
Lương thấp hay cao thì cũng là sếp, mà đã là sếp thì phải cư xử cho "đàng hoàng". Cư xử thế nào khi được mời cưới cũng là một cách thể hiện sự đàng hoàng đó. Vào mùa cưới, đừng nói "dân thường" mà ngay cả các sếp đối khi cũng... mệt, vì sếp không phải lúc nào cũng đồng nghĩa với "đại gia".
Thủ trưởng cũng sợ thiếp mời
Có địa vị một chút đương nhiên phải có quan hệ rộng, số người cần "ngoại giao" và giữ tình thân thiết phải nhiều hơn nhân viên quèn. Thế thì khi mùa cưới đến, thiệp mời cưới gửi đến tới tấp như bươm bướm là chuyện đương nhiên.
“Đây này, đã thấy cao hơn chồng hồ sơ chưa?”, anh Phiên, phó giám đốc một công ty ở quận Hai Bà Trưng, Hà Nội chỉ tập thiệp mời trên bàn mình, toàn các loại thiệp sang và độc, dĩ nhiên địa điểm mà nó mời đến và độ dày phong bì cũng phải có đẳng cấp tương xứng. Phiên được trả lương 18 triệu đồng. Nhưng hai tháng nay, tiền cưới mỗi tháng của anh phải ngốn cả chục triệu mỗi tháng.
“Công ty mình quan hệ với rất nhiều đối tác và cơ quan chức năng, mình là phó giám đốc nên cũng phải gặp gỡ với họ suốt để tạo sự thân thiết, cả thủ trưởng lẫn những nhân viên ở vị trí liên quan đến công việc của công ty. Vì thế nên cứ có đám là họ nhớ đến mình. Mà đã mời là phải đi. Với những thiệp mời quan trọng, nếu bận quá không có mặt cho người ta thấy được thì phong bì càng phải lịch sự chứ không thể giảm đi như người thường”, anh Phiên nói.
12979
Ngay cả sếp trưởng cũng “thủng túi” nghiêm trọng trong mùa cưới, như ông Nghiêm, đứng đầu một cơ quan nhà nước đóng ở quận Đống Đa, Hà Nội. Thủ phạm gây “thủng” lại chính là những người dưới quyền ông. “Mấy năm rồi cơ quan chả có cái đám cưới nào, không hiểu sao năm nay cưới lắm thế, tính đến hết năm phải gần chục đám, cả cưới mình lẫn cưới con. Tớ dĩ nhiên phải có mặt, mà phong bì cũng phải nhiều hơn thì nhân viên nó mới không chửi sếp ki bo, khổ thế”. Trong khi đó, thu nhập của ông Nghiêm cũng chỉ hơn chục triệu đồng.
Lương không đủ mừng cưới
Sếp còn kêu khổ thì những người lao động thu nhập thấp càng đau đầu trong mùa cưới, bởi tuy không được mời nhiều, tiền mừng cũng "bình dân" thôi nhưng so với thu nhập thì quả là đáng sợ.
Hương 22 tuổi, là công nhân may, sống ở khu Lĩnh Nam, quận Hoàng Mai, Hà Nội. Lương công nhân của cô mỗi tháng được xấp xỉ 2 triệu đồng. Hồi còn ở với bố mẹ, cô chỉ đóng mỗi tháng 500.000 tiền ăn, số còn lại cũng đủ chi tiêu. Nhưng từ khi lấy chồng, một anh thợ ngoại tỉnh, vào năm ngoái, Hương dọn ra thuê nhà trọ. Chồng cô thu nhập không ổn định, có tháng được 4 - 5 triệu đồng, có tháng chả được đồng nào.
“Cuối năm nay họ hàng, bạn bè em cưới liên tục. Những lúc như thế em cứ ước mình là người ngoại tỉnh đi làm xa để có cớ bận làm không về dự được. Nhưng mà anh em, bạn bè đều ở gần cả nên phải đi. Em cưới năm ngoái, mọi người dự đủ cả, giờ không đi cũng ngại. 7 cái đám cưới vừa rồi làm em hết sạch lương”, Hương tâm sự.
Dĩ nhiên là mọi khoản chi tiêu của cô đều phải cắt, kể cả ăn sáng, dù bình thường cô cũng chỉ mua 4.000 tiền xôi. “Đừng nói là ăn sáng, nhiều khi bữa tối em cũng chỉ gặm bánh mỳ không cho đỡ tốn, hôm nào trưa có ăn cưới thì tự nhủ ăn cỗ đã đủ chất cho mấy ngày rồi. Nhiều buổi tối em về thăm bố mẹ, tiện thể ăn chực. May là đợt này chồng em theo bạn vào miền nam làm, chứ chả lẽ bắt anh ấy gặm bánh mỳ”.
Khổ như tân cử nhân được sếp mời cưới
Cũng “hoàn cảnh” không kém là những cử nhân trẻ mới đi làm, với đồng lương thậm chí còn thấp hơn cả công nhân và người giúp việc nhưng lại vẫn cần “đẹp mặt, đàng hoàng” trong các mối quan hệ xã hội. Long, quê Thái Bình, làm cho một công ty TNHH ở Hà Nội, kể: “Em mới vào làm hai tháng, lương thử việc 1,7 triệu đồng, đêm toàn thức dịch thuê mới đủ tiền thuê nhà, ăn uống, xăng xe. Thế mà từ hôm vào công ty đến giờ đã ba đám cưới rồi, đầu tiên là anh trưởng phòng cưới vợ hai, rồi một cô trong phòng cưới con gái. Em là lính mới không dám không đi. Mới đây nhất là thằng bạn em làm phòng kinh doanh”.
Mỗi đám cưới Long mừng 300.000 đồng, riêng đám cưới con của cô trong phòng tổ chức ở khách sạn hạng sang, mọi người đi 500.000, Long cũng không dám kém. “Lõm” quá nặng nên chàng lính mới này mới đây đã phải gọi điện cầu viện chị gái, may được chị “cấp cứu” cho 1 triệu đồng.
“Mọi người công ty em đang xôn xao về đám cưới sắp tới của giám đốc. Họ hồ hởi buôn dưa lê vì sếp lấy một cô kém cả tuổi con gái, nhưng em thì chỉ quan tâm đến chuyện sắp mất gần 1/3 tháng lương thôi. Chỉ hy vọng là em mới vào, sếp chưa nhớ em là thằng nào để mời”, Long tâm sự.
“Bão thiệp cưới” đã là chuyện tất yếu vào mỗi dịp cuối năm. Và giới làm công ăn lương vẫn thường xếp nó vào khoản tốn phí có thể bù lại bằng tiền thưởng Tết. Nhưng năm nay, rất nhiều công ty, cơ quan đã “đánh tiếng” với nhân viên là thưởng tết sẽ không có hoặc “chỉ mang ý nghĩa tượng trưng”. Thế nên tiền mừng cưới chỉ có thể khấu trừ vào khoản lương vốn đã “đứng im” suốt thời gian dài do suy thoái kinh tế.
“Cưới xin là chuyện vui, mình được mời cưới thật lòng rất mừng cho cô dâu chú rể, phải lăn tăn chuyện tiền mừng thì quả là đáng xấu hổ, nhưng chuyện đau đầu ấy vẫn là thực tế phải đối mặt”, chị Vinh, làm việc trong một doanh nghiệp ở Nam Định, cho biết. Do công ty làm ăn thua lỗ, chị và các đồng nghiệp đã phải nhận lương cơ bản thay vì lương thỏa thuận như trước.
Những lúc nhận được thiệp cưới, những người như chị Vinh cứ ước, giá có thể đến chia vui với cô dâu chú rể mà không phải… ăn.