PDA

View Full Version : Quy định NK điện thoại di động, �t�, mỹ phẩm, rượu: Chưa hết �vướng�


grdoor
20-09-2012, 02:03 PM
http://images.timnhanh.com/tintuc/20070626/big/nokía_1182821214.jpgNokia giành chiến thắng khi nhắm tới khách hàng mua sản phẩm giá rẻ

Các đối thủ của Nokia đã phải bỏ khá nhiều kế hoạch để chạy đua với nhà sản xuất ĐTDĐ lớn nhất thế giới về một tỷ người kế tiếp sử dụng ĐTDĐ tại thị trường châu Á Thái Bình Dương, trong đó nổi bật là Ấn Độ. Nhưng trong cuộc chiến mới này, phần thắng lại thuộc về Nokia.


Châu Á Thái Bình Dương là thị trường mục tiêu của các hãng điện thoại như Nokia, Motorola, Sony Ericsson, Samsung… Họ đều rất háo hức để có thể tận dụng thị trường còn bỏ ngỏ này, nơi mà cứ 3 người mới có 1 người sử dụng thiết bị cầm tay.

Tuy nhiên, theo các nhà phân tích, để có thể vào những thị trường Ấn Độ, các nhà phân phối phải vượt qua rất nhiều rào cản. Nhưng Nokia đã thiết lập được các kênh phân phối với 40% thị phần ở châu Á Thái Bình Dương, cao hơn so với thị phần toàn cầu của hãng (36%).

Nhà phân tích chiến lược, Neil Mawston, cho biết: "Nokia đã tiếp cận được một lực lượng bán hàng khổng lồ ở thị trường mới mở này và không hãng nào có thể đuổi kịp. Motorola, Samsung và những tên tuổi ĐTDĐ còn lại đều đang bị tụt lùi tít xa.”

Trên một quy mô lớn hơn, Nokia cho phép mình để biên độ lãi suất cho các sản phẩm cầm tay của mình ở mức trên 25%, rất sát với mức trung bình trên thế giới.

Nhưng việc mở rộng thêm hàng chục ngàn cơ sở bán lẻ hoặc mở thêm cửa hàng ở Ấn Độ là rất tốn kém, ngay cả đối với một hãng lớn. Đây là điều mà không phải hãng nào cũng muốn liều.

Các chuyên gia trong ngành công nghiệp ĐTDĐ cho rằng số người sử dụng ĐTDĐ trên toàn thế giới sẽ tăng lên ít nhất tới 4 tỷ trong 3 năm tới so với con số 3 tỷ hiện nay.

Người ta cũng hy vọng rằng chỉ riêng thị trường Ấn Độ sẽ có thêm khoảng 300 đến 400 triệu người sử dụng ĐTDĐ do tiền cước gọi rất rẻ, chỉ khoảng 1 cent một phút. Hàng chục triệu người sống ở vùng nông thôn Ấn Độ sẽ mua chiếc di động đầu tiên cho mình, chủ yếu sẽ là những máy siêu rẻ.

Do đó, thị trường châu Á cần một cơ chế bán lẻ rất mạnh vì ở đây có đến hơn 70% khách hàng quyết định mua máy tại các cửa hàng bán lẻ. Điều này khác hẳn với châu Âu và Mỹ nơi mà khách hàng hầu hết mua máy từ các nhà cung cấp dịch vụ.

"Nếu các đối thủ muốn đuổi kịp Nokia ở thị trường châu Á Thái Bình Dương, họ sẽ phải mở rộng các kênh phân phối, và các hãng cần phải mở rộng sự lựa chọn các sản phẩm cho khách hàng", Mawston phân tích.

Các nhà phân tích chiến lược khác cho biết Samsung có 16% thị phần ở châu Á Thái Bình Dương vào quý I năm nay, trong khi đó Motorola chỉ có 12 %.