PDA

View Full Version : M�m cỗ c�ng ng�y t�o qu�n


tamexim
20-09-2012, 09:20 AM
Để học một ngôn ngữ đều cần có thời gian, kể cả những ngôn ngữ dễ như HTML. Như cha đẻ của ngôn ngữ lập trình C nổi tiếng đã nói: Cách học một ngôn ngữ lập trình tốt nhất là thực hành thật nhiều với ngôn ngữ đó. Quả là đúng như vậy, Công nghệ thông tin là một ngành ứng dụng, là công cụ của những ngành khác, nó chỉ có ý nghĩa khi mà ta làm được một ứng dụng có ý nghĩa thực tế.

Để làm những ứng dụng ngày càng phức tạp như hiện nay thì việc sử dụng những môi trường lập trình mạnh với nhiều công cụ trợ giúp là điều cần thiết. Microsoft đã thành công trong việc tạo ra những môi trường lập trình như vậy. ASP là một ngôn ngữ lập trình Web động thuận tiện.

ASP (Active Server Page) là ngôn ngữ lập trình Web sử dụng mã VBScript kết hợp với mã HTML. ASP cung cấp phương thức kết nối và truy xuất CSDL thuận tiện và quen thuộc theo mô hình ADO của MS. Cùng với việc hỗ trợ nhiều đối tượng khác, ASP đã dần chiếm được ưu thế về số lượng lập trình viên sử dụng.

pramod
20-09-2012, 09:20 AM
Tóm tắt ngôn ngữ ASP

Ngôn ngữ ASP có cú pháp tương tự như ngôn ngữ Visual Basic

• Dấu hiệu:
Mã của ngôn ngữ VBScript được đặt trong dấu <% Mã VBScript %>
Ví dụ:
<HTML>
<TITLE>Hello</TITLE>
<BODY>
<TABLE>
<TR><TD>
<%
Response.Write “Hello World”
%>
</TD></TR>
<TR><TD>
<%
Response.Write “My first ASP sample!”
%>
</TD></TR>
</TABLE>
</BODY>
</HTML>

• Chú thích:
VBScript sử dụng ký tự ‘để làm dấu bắt đầu một dòng chú thích và cũng chỉ có tác dụng trên một dòng.

Việc chú thích giúp cho người lập trình hiểu và nhớ phần mã đã viết. Khi thực thi thì Web Server sẽ bỏ qua các dòng chú thích.

Ví dụ:
<%
‘ Lệnh sau sẽ in ra ký tự “Hello World”
Response. Write “Hello World”
%>

• Khai báo biến, hằng và mảng
Sử dụng từ khoá Dim để khai báo biến. Đối với VBScript không cần khai báo kiểu cho biến, các biến được hiểu là biến vô hướng (variant) có thể chứa và chuyển đổi hầu hết các kiểu dữ liệu.

Hằng được định nghĩa bằng từ khoá Const.

Mảng được nghĩa và truy xuất dựa trên chỉ số. Khai báo mảng bằng từ kháo Dim và độ lớn mảng được đặt trong ngoặc đơn. Chỉ số của mảng bắt đầu từ 0.
Ví dụ:
<%
‘Ví dụ khai báo biến và hằng
Dim x
Const String=”Đây là một xâu hằng”
x=1
x=x+3
‘Ví dụ khai báo một mảng có 10 phần tử
Dim Mang(9)
Mang(0)=0
Mang(9)=9
%>

lengo_ltd
20-09-2012, 09:20 AM
Toán tử

Các phép toán số học: +, -, *, /, \ (chia phần nguyên), mod (chia phần dư), ^ (mũ), & +(nối chuỗi)

Các toán tử logic: NOT, AND, OR, XOR

Các phép so sánh: =, >, <, >=, <=, <>

• Các lệnh rẽ nhánh:

Lệnh if biểu thức logic then…(else…)

Lệnh meo case:

meo case Biến
Case:…
Case:…
End meo

• Các lệnh lặp:
Do…loop (biểu thức logic): Lặp trong khi điều kiện còn đúng

While (biểu thức logic)…Wend: Lặp nếu đều kiện còn đúng

For...Next: Lặp với lần xác định

For Each….Next: Lặp với các phần tử trong tập

Ví dụ:
<%
Dim Myset
Myset.Add “0”, “Phần tử thứ nhất”
Myset.Add “1”, “Phần tử thứ hai”
Myset.Add “2”, “Phần tử thứ ba”
‘Duyệt và in từng phần tử
For Each I In MySet
Response. Write (MySet.Item(I))
Next
%>

• Khai báo hàm và thủ tục

Dùng từ khoá Function và End function để khai báo và kết thúc một hàm:
<%
Function Binhphuong(x)
Binhphuong=x*x
End function
Y=Binhphuong(5)
%>

Dùng từ khoá Sub và End sub để khai báo và kết thúc thủ tục
Ví dụ:
<%
Sub Welcome()
Response.Write “Hello, you are welcome!”
End sub
%>

Dùng từ khoá Call để gọi một thủ tục
Ví dụ:
Call Welcome

vua_biotech
20-09-2012, 09:20 AM
Đối tượng REQUEST và RESPONSE trong ASP

Giới thiệu:
Đây là đối tượng dùng để trao đổi dữ liệu giữa client và server. Do vậy chúng thường xuyên được sử dụng. Việc nắm chúng các phương thức và thuộc tính của chúng là điều cần thiết.

• Đối tượng Request cung cấp tất cả các thông tin mà client khi yêu cầu hiển thị một trang Web hay submit một form dữ liệu. Các thông tin này bao gồm các biến HTTP chỉ định trình duyệt và người dùng, các thông tin cookies, query string hay dữ liệu được xác lập trong form

• Đối tượng Response được sử dụng để truy xuất các đáp ứng mà server tạo ra để gử ngựoc về trình duyệt. Đó là các biến định dang Server và khả năng của nó, thông tin được gửi về trình duyệt, cookies mới sẽ lưu trên trình duyệt. Ngoài ra nó còn cung cấp các thương thức xuất dữ liệu.
Request

Các tập hợp (Collection) của đối tượng Request
Request cung cấp 5 tập hợp cho phép truy xuất tất cả các loại thông tin về yêu cầu của trình duyệt đối với Server.

• QueryString
Đó là một loạt những tên thuộc tính và giá trị được gán vào URL trong yêu cầu của người dùng, hay tất cả các giá trị của thuộc tính METHOD là GET hay bỏ qua nó. Các giá trị này là các giá trị chỉ đọc.

Ví dụ:
Đối với URL sau:
http://www.haiduongonline.net/home/cat_content.asp?contentid =147&catid=78
<%
Dim contentid
Contentid=Request.QueryString(“contentid”)
' Ghi ra nội dung biến contentid là số 147
Response. Write contentid
%>

• Form
Cho phép lấy dữ liệu của tập các điều khiển có trên FORM khi submit khi đặt thuộc tính MOTHOD của form là Post. Các dữ liệu thuộc dạng chỉ đọc

• Cookies
Cho phép lấy các cookies được gửi từ máy của user cùng với Request. Dữ liệu cũng thuộc dạng chỉ đọc

• ClientCertificate
Cho phép lấy giá trị của các trường hay mục trong client certificate client khi server truy xuất một trang hay tài nguyên.

• ServerVariables
Tập các giá trị tất cả các header HTTP được gởi từ client cùng với Request, cùng với giá trị của một số biến môi trường của Web Server.

• Thuộc tính Totalbytes: trả lại số byte dữ liệu được gửi lên từ client

Response

Các tập hợp của đối tượng Response

Cookies
Chứa tất cả các cookie được gửi ngược lại client trong quá trình đáp ứng hiện hành

• Một số phương thức của Response
o Write: chèn một dòng vào trang HTML trả lại client
<%
Response.Write “Hello World”
%>

o Redirect
Chuyển tới một trang khác

Ví dụ: Response.Redirect “www.microsoft.com” Khi đó trình duyệt sẽ hiển thị trang http://www.microsoft.com

kim
20-09-2012, 09:20 AM
Sự khác nhau giữa FORM và QUERYSTRING

Có 2 phương pháp yêu cầu một trang hay tài nguyên từ một WebServer qua HTTP. Sử dụng GET hoặc POST các giá trị vào resource. GET là phương pháp mặc địch.

Nếu gán thêm một hay nhiều cặp tên/giá trị vào URL của trang đang yêu cầu, chúng trở thành query string của yêu cầu và có thể truy xuất qua tập QueryString

Việc click vào một hyperlink trong một văn bản, gõ địa chỉ vào thanh Addressbar của trình duyệt hay click vào các button trong Link và Favourite đều sử dụng phương thức GET. Cách duy nhất gửi các giá trị đến Server là gán các thuộc tính vào địa chỉ URL.

Giả sử có một URL như sau:
http://www.mysite.com/vidu.asp?ho=Nguyen&dem=Van&ten=A Ta có thể truy xuất qua tập QueryString như sau:
strHo=Resquest.QueryString(“ho”)
‘trả về giá trị Nguyen
strDem=Resquest.QueryString(“dem”)
‘trả về giá trị Van
strTen=Resquest.QueryString(“ten”)
‘trả về giá trị A
strHoTen=Resquest.QueryString
‘trả về ho=Nguyen&dem=Van&ten=A

Khi sử dụng phương thức POST, trình duyệt sẽ đưa tất cả các thông tin vào trong HTTP header và gửi nó đến server. Các giá trị của nó được truy xuất thông qua tập Resquest.Form

Nói chung nên sử dụng phương thức POST cho tất cả các FORM. Thứ nhất vì chiều dài của URL bị giới hạn nên dữ liệu dài sẽ bị cắt. Thứ hai là dữ liệu không bị lộ. Thứ ba là các URL sẽ bị ghi vào Logfile, điều mà nhiều người không thích.

hechang
20-09-2012, 09:20 AM
Web Server

Như đã giới thiệu ở phần trên, khi trình duyệt yêu cầu hiển thị một địa chỉ URL thì yêu cầu đó được gửi về Server và phần mềm Web Server trên server sẽ thực thi yêu cầu đó và trả lại kết quả cho trình duyệt dưới dạng một trang HTML

Một vấn đề mà nhiều người không khỏi thắc mắc là khi lập trình ASP để test kết quả thì ta làm ra sao?

Để làm việc này chúng ta cài phải đặt một phần mềm Web Server cho phép máy tính của ta trở thành máy chủ trên mạng cục bộ. Với ASP và ASP.NET ta sử dụng các web server của Microsoft

Đối với Win9x ta có thể sử dụng phần Personal Web tuy nhiên để tận dụng được ưu điểm của ASP chúng ta nên sử dụng Web Server IIS (Internet Information System). Phần mềm này chỉ cài đặt được trên họ Windows NT như Windows NT/2000/XP/2003. Chúng ta cũng nên cài trên các bản Windows từ 2000 trở lên để tận dụng được những ưu thế của ASP 3.0

Cài đặt IIS
Xin xem bài của bạn Unruly Horse

Tạo thư mục ảo với IIS
Thư mục ảo là một địa chỉ để chỉ tới mục thư mục tương ứng nào đó trên ổ cứng. Nó tương tự như một thư mục trên web. Nếu từ thanh Address bar của trình duyệt gõ địa chỉ ảo đó, ví dụ là: localhost/thu_muc_ao/ thì khi đó trình duyệt sẽ gửi địa chỉ đó lên IIS (cài trong máy của ta) và IIS sẽ tìm thư mục tương ứng trong ổ cứng và thực thi file ngầm định (thướng là default.htm, default.asp). Các file thực thi ngầm định có thể thay đổi được.

Các bước thiết lập một thư mục ảo như sau:
* Chạy Internet Information Service từ Administrator Tools.
* Chọn Default WebSite từ cây ở cửa số bên trái
* Click chuột phải để hiện ra menu và chọn : New->Virtual Directory
* Đặt tên alias cho thư mục ảo ví dụ: thu_muc_ao
* Chọn thư mục đặt file nguồn ASP tương ứng trong ổ cứng
* Chọn Next và Finish để kết thúc quá trình chọn

Từ đó ta gõ: http://localhost/thu_muc_ao để chạy thử chương trình

vietsonpte
20-09-2012, 09:20 AM
Sử dụng Visual Interdev để soạn thảo một trang ASP

Như chúng ta đã biết, ASP sử dụng ngôn ngữ VBScript và là ngôn ngữ thông dịch, có nghĩa là mã nguồn sẽ được dịch mỗi khi chạy mà không cần phải dịch trước thành dạng nhị phân như chúng ta thường làm với các ứng dụng được viết bằng ngôn ngữ Pascal, C/C++... Do vậy ta không cần có trình biên dịch để dịch mã nguồn ASP. Vì vậy, về nguyên tắc ta chỉ cần dùng bất cứ một trình soạn thảo text nào (như Notepage, Wordpage, Edit plus...) là đủ để soạn thảo một trang ASP.

Tuy nhiên với mục đích luôn muốn tạo một môi trường làm việc tốt nhất cho những người sử dụng của mình, Microsoft đã cho ra phần mềm Visual Interdev được tích hợp trong bộ Visual Studio 6.0 cho phép lập trình viên soạn thảo những trang ASP dưới dạng trực quan và cung cấp một số tiện ích để sinh mã, kết nối CSDL cũng như hiển thị các thuộc tính, phương thức của các đối tượng ASP, giúp lập trình viên hoàn thành ứng dụng ASP mạnh mẽ và đáng tin cậy hơn trong một thời gian ngắn hơn.

Việc sử dụng Visual Interdev tương đối đơn giản giống như sử dụng Visual Basic. Visual Interdev có 3 mode: source, design và quickview. Mode design cho phép chúng ta kéo thả những đối tượng vào trang ASP mà không cần phải viết mã, Visual Interdev sẽ tự động sinh mã cho chúng ta. Mode source cho phép chúng ta tự chèn hoặc sửa đối những dòng mã không mong muốn mà Visual Interdev đã sinh ra. Mode Quick view cho phép chúng ta xem trước trang ASP.

Do thời gian có hạn nên trong bài viết này sẽ không hướng dẫn chi tiết cách sử dụng mà chỉ mang tính chất giới thiệu phần mềm Visual Interdev. Nếu bạn viết ASP bạn nên cài đặt và nó chắc chắn sẽ giúp bạn nhiều nếu bạn mới làm quen với ASP.

chyngjeeng
20-09-2012, 09:21 AM
Bác nào biết cách phân trang trong ASP không? giúp mình với.
Thank for much!

kim
20-09-2012, 09:21 AM
phân trang asp thì ko có khó gì bạn ạ
chỉ cần bạn có 1 host hỗ trợ asp sau đó up lên là dc mà
có gì thắc mắc bạn cu hỏi rõ tôi sẽ giải thích sau
chúc bạn thành công
bạn thấy cái này thế nào http://www34.websamba.com/k45monline/