tuanhien-button
18-09-2012, 04:22 PM
Trong cuộc sống hiện đại, cả hai vợ chồng đều bình đẳng, không ai phụ thuộc ai thì sự tranh cãi là điều khó tránh khỏi. Tuy nhiên, trong lúc nóng giận chỉ vì một câu nói vô tình của bạn có thể khiến chiến tranh giữa bạn và chàng bùng lên…
Bạn nghĩ lại xem, trong một số lần tranh cãi với chàng, có phải đôi khi chỉ bắt đầu từ một mâu thuẫn nhỏ, nhưng bạn vô tình thốt ra những câu nói dưới đây khiến cho cuộc xung đột bùng lên? Có thể bạn không lường trước được tính công phá của những câu nói này.
“ Anh biết gì mà nói”
Đối với đàn ông, câu nói này chạm đến lòng tự ái của họ. Trong suy nghĩ của đàn ông, câu nói này chứng tỏ họ bị coi thường, nhất là nếu trong cuộc sống vợ chồng chàng đang bị thua kém bạn về học vấn, khả năng tài chính. Điều này có thể khiến chàng khùng lên và khiến cho cuộc khẩu chiến thêm căng thẳng.
“Tại anh cả đấy!”
Phụ nữ thường hay phát ngôn câu nói này cho dù đó chỉ là sự trách móc. Nhưng đối với đàn ông, họ cho rằng vợ không tôn trọng mình, không ghi nhận sự cố gắng của mình. Chàng sẽ suy nghĩ tiêu cực: "Lần sau im lặng còn hơn"
“Anh không bao giờ quan tâm đến cảm nhận của em”
Đàn ông không biết cách hưởng thụ sự khéo léo của người vợ trong các công việc gia đình bởi họ sợ bị vợ phủ nhận điều mình làm được trong quá khứ.
Thực tế, tâm trạng người phụ nữ khi phát ngôn câu này là để muốn chàng quan tâm tới mình. Đơn giản vậy nhưng đàn ông không mấy nhanh nhạy trong vấn đề này. Vì vậy khi cần chàng chú ý, bạn chớ quan trọng hóa vấn đề, hãy nhẹ nhàng làm nũng với chàng là được.
“Người ta thì thế, còn chồng mình thì…”
Khi nói câu này, chàng cảm giác mình bị so sánh. Đó là điều tối kỵ bạn không nên nói. Đây là cách tệ nhất trong việc muốn người bạn đời nhận ra khuyết điểm của họ.
“Em thách anh đấy!”
Nghe câu này, hầu hết đàn ông đều phản ứng mạnh mẽ. Họ sẽ nổi cơn thịnh nộ bất chấp điều gì sẽ xảy ra sau đó. Và chuyện nhỏ sẽ biến thành to.
“Anh có điên không?”
Sự tranh cãi giữa các cặp vợ chồng phần lớn đều xuất phát từ những mâu thuẫn rất vặt vãnh trong cuộc sống, ví dụ anh ấy vứt quần áo bừa bãi, bạn nhắc mãi mà chẳng sửa đổi. Bạn cằn nhằn, còn anh cố bào chữa rằng như thế là “sự bừa bãi trong trật tự”.
Anh “biến” đi
Phần lớn phụ nữ thốt ra câu nói này khi quá bực bội. Thực chất không phải muốn chồng đi chỗ khác nhưng họ không biết làm thế nào để đối phương hiểu cảm giác của mình lúc này nên nàng đã sử dụng câu nói này. Kết quả, chàng sẽ đùng đùng ra khỏi nhà với sự tự ái cao độ của người đàn ông.
“Anh đã hứa thế nào?”
Việc không thực hiện lời hứa với bạn đời đã là điều xấu hổ mà ai trong chúng ta cũng né tranh. Trong lúc đang gây gỗ, bạn nhắc lại chuyện cũ chẳng khác nào bấy lâu nay bạn để bụng.
32350
Nguyên tắc cần nhớ khi tranh cãi:
- Nếu vấn đề phát sinh không quá lớn, hai người có thể tự tìm cách giải quyết, không nên “châm ngòi chiến tranh”.
- Nên nhớ, hai bạn đang tranh cãi cho mục đích hôn nhân của mình, không phải cãi để “ăn thua” với nhau. Do vậy, dù khi ấy có nóng giận, bạn cũng nên lưu ý chọn lựa từ ngữ thích hợp, cho đối phương cơ hội nói lên suy nghĩ của mình cũng như cho mình một đường lui, tránh nói năng quá cạn tình cạn nghĩa.
- Khi cả hai đã tìm ra vấn đề, hãy đưa ra cách giải quyết có lợi cho cả đôi bên. Những khúc mắc dồn nén trong lòng quá lâu sẽ gây ức chế và khiến vấn đề càng khó giải quyết hơn.
- Bật đèn xanh cho bạn đời biết là bạn sẵn lòng tha thứ hoặc muốn được tha thứ. Đừng ngại nói lời xin lỗi nếu đó là lỗi của bạn.
- Sau khi hòa giải, đôi bên cần tự rút ra những vấn đề của bản thân, những điểm thiếu sót khiến đối phương không hài lòng, từ đó cải thiện bản thân để vấn đề tranh cãi không tái diễn.
- Mâu thuẫn gia đình khó tránh, mọi người đều cần thời gian để lấy lại cân bằng, nhưng trước mặt người khác hãy cố gắng bày “trận giả”. Chớ để những rắc rối tạm thời của mình thành đề tài cho mọi người bình luận, thậm chí chế giễu hay thành cơ hội cho kẻ thứ ba.
Bạn nghĩ lại xem, trong một số lần tranh cãi với chàng, có phải đôi khi chỉ bắt đầu từ một mâu thuẫn nhỏ, nhưng bạn vô tình thốt ra những câu nói dưới đây khiến cho cuộc xung đột bùng lên? Có thể bạn không lường trước được tính công phá của những câu nói này.
“ Anh biết gì mà nói”
Đối với đàn ông, câu nói này chạm đến lòng tự ái của họ. Trong suy nghĩ của đàn ông, câu nói này chứng tỏ họ bị coi thường, nhất là nếu trong cuộc sống vợ chồng chàng đang bị thua kém bạn về học vấn, khả năng tài chính. Điều này có thể khiến chàng khùng lên và khiến cho cuộc khẩu chiến thêm căng thẳng.
“Tại anh cả đấy!”
Phụ nữ thường hay phát ngôn câu nói này cho dù đó chỉ là sự trách móc. Nhưng đối với đàn ông, họ cho rằng vợ không tôn trọng mình, không ghi nhận sự cố gắng của mình. Chàng sẽ suy nghĩ tiêu cực: "Lần sau im lặng còn hơn"
“Anh không bao giờ quan tâm đến cảm nhận của em”
Đàn ông không biết cách hưởng thụ sự khéo léo của người vợ trong các công việc gia đình bởi họ sợ bị vợ phủ nhận điều mình làm được trong quá khứ.
Thực tế, tâm trạng người phụ nữ khi phát ngôn câu này là để muốn chàng quan tâm tới mình. Đơn giản vậy nhưng đàn ông không mấy nhanh nhạy trong vấn đề này. Vì vậy khi cần chàng chú ý, bạn chớ quan trọng hóa vấn đề, hãy nhẹ nhàng làm nũng với chàng là được.
“Người ta thì thế, còn chồng mình thì…”
Khi nói câu này, chàng cảm giác mình bị so sánh. Đó là điều tối kỵ bạn không nên nói. Đây là cách tệ nhất trong việc muốn người bạn đời nhận ra khuyết điểm của họ.
“Em thách anh đấy!”
Nghe câu này, hầu hết đàn ông đều phản ứng mạnh mẽ. Họ sẽ nổi cơn thịnh nộ bất chấp điều gì sẽ xảy ra sau đó. Và chuyện nhỏ sẽ biến thành to.
“Anh có điên không?”
Sự tranh cãi giữa các cặp vợ chồng phần lớn đều xuất phát từ những mâu thuẫn rất vặt vãnh trong cuộc sống, ví dụ anh ấy vứt quần áo bừa bãi, bạn nhắc mãi mà chẳng sửa đổi. Bạn cằn nhằn, còn anh cố bào chữa rằng như thế là “sự bừa bãi trong trật tự”.
Anh “biến” đi
Phần lớn phụ nữ thốt ra câu nói này khi quá bực bội. Thực chất không phải muốn chồng đi chỗ khác nhưng họ không biết làm thế nào để đối phương hiểu cảm giác của mình lúc này nên nàng đã sử dụng câu nói này. Kết quả, chàng sẽ đùng đùng ra khỏi nhà với sự tự ái cao độ của người đàn ông.
“Anh đã hứa thế nào?”
Việc không thực hiện lời hứa với bạn đời đã là điều xấu hổ mà ai trong chúng ta cũng né tranh. Trong lúc đang gây gỗ, bạn nhắc lại chuyện cũ chẳng khác nào bấy lâu nay bạn để bụng.
32350
Nguyên tắc cần nhớ khi tranh cãi:
- Nếu vấn đề phát sinh không quá lớn, hai người có thể tự tìm cách giải quyết, không nên “châm ngòi chiến tranh”.
- Nên nhớ, hai bạn đang tranh cãi cho mục đích hôn nhân của mình, không phải cãi để “ăn thua” với nhau. Do vậy, dù khi ấy có nóng giận, bạn cũng nên lưu ý chọn lựa từ ngữ thích hợp, cho đối phương cơ hội nói lên suy nghĩ của mình cũng như cho mình một đường lui, tránh nói năng quá cạn tình cạn nghĩa.
- Khi cả hai đã tìm ra vấn đề, hãy đưa ra cách giải quyết có lợi cho cả đôi bên. Những khúc mắc dồn nén trong lòng quá lâu sẽ gây ức chế và khiến vấn đề càng khó giải quyết hơn.
- Bật đèn xanh cho bạn đời biết là bạn sẵn lòng tha thứ hoặc muốn được tha thứ. Đừng ngại nói lời xin lỗi nếu đó là lỗi của bạn.
- Sau khi hòa giải, đôi bên cần tự rút ra những vấn đề của bản thân, những điểm thiếu sót khiến đối phương không hài lòng, từ đó cải thiện bản thân để vấn đề tranh cãi không tái diễn.
- Mâu thuẫn gia đình khó tránh, mọi người đều cần thời gian để lấy lại cân bằng, nhưng trước mặt người khác hãy cố gắng bày “trận giả”. Chớ để những rắc rối tạm thời của mình thành đề tài cho mọi người bình luận, thậm chí chế giễu hay thành cơ hội cho kẻ thứ ba.