mtcorp
18-09-2012, 04:21 PM
Đi đám tiệc ở quê vừa vui lại vừa buồn. Tất nhiên, theo đúng phép phải nói về niềm vui trước. Vui vì được gặp họ hàng, bà con xóm giềng, vui vì dân ở quê ít nhiều còn chân chất, thăm hỏi nhiệt tình, nghe mình than bệnh là phóng mương về nhà, nhổ cho một bó thuốc Nam bự xự, uống hay không mặc kệ… Nhưng lại buồn vì thấy sao chuyện phân biệt đối xử nam nữ còn nặng nề quá, có cảm giác như mình đang sống lùi lại mấy thế kỷ trước.
Cụ thể nhất là chuyện chỗ ngồi. Ở quê, đến dự đám tiệc, đàn ông, đàn bà ngồi riêng, đám giỗ cỡ vừa, đãi khoảng sáu bàn thì có bốn bàn đặt ở gian giữa hoặc trước nhà dành riêng cho các ông. Lý do chính đáng được đưa ra cho sự phân biệt này là nhậu! Mấy bà có nhậu đâu mà đòi ngồi chung mâm. Không chỉ uống rượu trong bữa giỗ chính, ở nhiều nhà, ngay từ chiều hôm trước (gọi là bữa cúng tiên thường), các ông đã nhậu bí tỉ. Sáng hôm sau, trong khi các bà các chị loay hoay nấu nướng, làm quần quật từ ba, bốn giờ sáng, thì các ông chỉ cần nửa giờ để sắp xếp bàn ghế, xong là kêu nhà bếp đem gì đó lên lai rai…
Nhiều chị, phụ bếp xong là phi về nhà lo con cái để chồng ngồi mâm. Một số ít các chị còn lại, ngồi ăn cũng không yên, cứ nhấp nha nhấp nhổm, ăn vội ăn vàng rồi phải chạy bay về nhà, bởi còn bếp núc, heo gà chưa lo. Lạ ở chỗ, cực nhọc vậy nhưng ít nghe chị nào than thở.
Có dịp ngồi lại với nhau, thường là nghe các chị kể chuyện nhà người khác. Bà Tám Lăng ở ấp Gò vừa bỏ nhà đi trốn nợ vì lấy trúng ông chồng mê cá độ, cứ hết đá gà đến đá banh. Thua nhỏ ổng “chà đồ nhôm”, thua lớn thì bắt vợ đi vay nóng xã hội đen, không đi là đánh! Vay một trả lãi mười, lãi chồng lãi, bán đất, bán nhà trả không đủ, đành dắt con bỏ xứ ra đi, để mặc chả muốn sống sao thì sống. Còn cô Út Bé ở ấp Đồn, lấy chồng mới ba năm đã bị đánh sẩy thai hai lần. Lối xóm khuyên thưa chồng ra công an, cô nói, chồng cổ là giang hồ thứ thiệt, có vài xị vô là coi trời bằng vung. Chị Năm Dề bên xóm Thuốc còn đau đớn hơn. Ai đời vợ chồng sống với nhau gần 20 năm, thằng chả có hai đứa con riêng với hai bà, đứa lớn nhất năm nay 12 tuổi, chị Năm mới hay. Hay cũng có làm gì được đâu! Nhà cửa, đất đai là tài sản ổng được thừa kế riêng. Ly dị có nước ra đường ở, đành ngậm bồ hòn làm ngọt, cho con còn có cha.
Nhìn người rồi ngẫm lại mình, mấy chị cười hịch hạc: vậy mà còn nhẹ tội! Chồng mình chỉ mỗi cái tội nhậu lềnh. Tháng nhậu hết 20 ngày, mười ngày còn lại là tại… bết quá, nghỉ lấy sức, mơi mốt nhậu tiếp. Nhậu kiểu đó chẳng ai dám thuê mướn nên thất nghiệp; buồn, rảnh lại nhậu. Buồn nhậu, vui nhậu, không vui không buồn cũng nhậu vì chẳng biết làm gì. Các chị khuyên nhau, thây kệ, để mấy ổng quắc cần câu nằm đó còn hơn đi cờ bạc gây nợ; gái gú sinh con rơi con rớt, hay nặng hơn là xì ke, ma túy… lúc đó, có nước khóc tiếng Thái (dân miền Tây giờ hay nói vậy theo "phong trào" xoài Thái, me Thái, mận Thái). Chị này ờ há, chị kia ờ há, bảo nhau cứ thế an phận.
An phận cho dễ sống. Mấy chị nói vậy. Có chị sống với chồng hơn hai mươi năm, chưa bao giờ được chồng gọi tiếng em, có khách thì bà với tui, khách về là cứ mày tao, hở một chút là ra lệnh “biểu có nghe không?”, y như nói với con. Chuyện được chồng sắm cho manh quần tấm áo, cũng đừng có mơ… Đưa tiền cho vợ nuôi con đã là may mắn lắm rồi. Nghe nói ngày xưa má mình còn khổ hơn, phải thức khuya dậy sớm ra đồng, phải buôn gánh bán bưng… Nghe nói, nghe nói… Cứ vậy mà an phận đời này sang đời khác.
Thời bây giờ thông tin thuận lợi. Hôm qua có chị ở tuốt ngoài Bắc bị chồng tưới xăng đốt, hôm nay trong Nam đã biết. Biết không phải để tránh, mà biết để thấy mình còn may vì chưa bị chồng đốt. Hai chữ an phận như một bóng đen bao trùm. Khổ, nhiều khi người ta lại thấy mát dưới cái bóng đen đó.
Cụ thể nhất là chuyện chỗ ngồi. Ở quê, đến dự đám tiệc, đàn ông, đàn bà ngồi riêng, đám giỗ cỡ vừa, đãi khoảng sáu bàn thì có bốn bàn đặt ở gian giữa hoặc trước nhà dành riêng cho các ông. Lý do chính đáng được đưa ra cho sự phân biệt này là nhậu! Mấy bà có nhậu đâu mà đòi ngồi chung mâm. Không chỉ uống rượu trong bữa giỗ chính, ở nhiều nhà, ngay từ chiều hôm trước (gọi là bữa cúng tiên thường), các ông đã nhậu bí tỉ. Sáng hôm sau, trong khi các bà các chị loay hoay nấu nướng, làm quần quật từ ba, bốn giờ sáng, thì các ông chỉ cần nửa giờ để sắp xếp bàn ghế, xong là kêu nhà bếp đem gì đó lên lai rai…
Nhiều chị, phụ bếp xong là phi về nhà lo con cái để chồng ngồi mâm. Một số ít các chị còn lại, ngồi ăn cũng không yên, cứ nhấp nha nhấp nhổm, ăn vội ăn vàng rồi phải chạy bay về nhà, bởi còn bếp núc, heo gà chưa lo. Lạ ở chỗ, cực nhọc vậy nhưng ít nghe chị nào than thở.
Có dịp ngồi lại với nhau, thường là nghe các chị kể chuyện nhà người khác. Bà Tám Lăng ở ấp Gò vừa bỏ nhà đi trốn nợ vì lấy trúng ông chồng mê cá độ, cứ hết đá gà đến đá banh. Thua nhỏ ổng “chà đồ nhôm”, thua lớn thì bắt vợ đi vay nóng xã hội đen, không đi là đánh! Vay một trả lãi mười, lãi chồng lãi, bán đất, bán nhà trả không đủ, đành dắt con bỏ xứ ra đi, để mặc chả muốn sống sao thì sống. Còn cô Út Bé ở ấp Đồn, lấy chồng mới ba năm đã bị đánh sẩy thai hai lần. Lối xóm khuyên thưa chồng ra công an, cô nói, chồng cổ là giang hồ thứ thiệt, có vài xị vô là coi trời bằng vung. Chị Năm Dề bên xóm Thuốc còn đau đớn hơn. Ai đời vợ chồng sống với nhau gần 20 năm, thằng chả có hai đứa con riêng với hai bà, đứa lớn nhất năm nay 12 tuổi, chị Năm mới hay. Hay cũng có làm gì được đâu! Nhà cửa, đất đai là tài sản ổng được thừa kế riêng. Ly dị có nước ra đường ở, đành ngậm bồ hòn làm ngọt, cho con còn có cha.
Nhìn người rồi ngẫm lại mình, mấy chị cười hịch hạc: vậy mà còn nhẹ tội! Chồng mình chỉ mỗi cái tội nhậu lềnh. Tháng nhậu hết 20 ngày, mười ngày còn lại là tại… bết quá, nghỉ lấy sức, mơi mốt nhậu tiếp. Nhậu kiểu đó chẳng ai dám thuê mướn nên thất nghiệp; buồn, rảnh lại nhậu. Buồn nhậu, vui nhậu, không vui không buồn cũng nhậu vì chẳng biết làm gì. Các chị khuyên nhau, thây kệ, để mấy ổng quắc cần câu nằm đó còn hơn đi cờ bạc gây nợ; gái gú sinh con rơi con rớt, hay nặng hơn là xì ke, ma túy… lúc đó, có nước khóc tiếng Thái (dân miền Tây giờ hay nói vậy theo "phong trào" xoài Thái, me Thái, mận Thái). Chị này ờ há, chị kia ờ há, bảo nhau cứ thế an phận.
An phận cho dễ sống. Mấy chị nói vậy. Có chị sống với chồng hơn hai mươi năm, chưa bao giờ được chồng gọi tiếng em, có khách thì bà với tui, khách về là cứ mày tao, hở một chút là ra lệnh “biểu có nghe không?”, y như nói với con. Chuyện được chồng sắm cho manh quần tấm áo, cũng đừng có mơ… Đưa tiền cho vợ nuôi con đã là may mắn lắm rồi. Nghe nói ngày xưa má mình còn khổ hơn, phải thức khuya dậy sớm ra đồng, phải buôn gánh bán bưng… Nghe nói, nghe nói… Cứ vậy mà an phận đời này sang đời khác.
Thời bây giờ thông tin thuận lợi. Hôm qua có chị ở tuốt ngoài Bắc bị chồng tưới xăng đốt, hôm nay trong Nam đã biết. Biết không phải để tránh, mà biết để thấy mình còn may vì chưa bị chồng đốt. Hai chữ an phận như một bóng đen bao trùm. Khổ, nhiều khi người ta lại thấy mát dưới cái bóng đen đó.